Thế nào là trạng thái động kinh?

Khi cơn động kinh xảy ra khiến người bệnh co giật. Nếu thời gian co giật kéo dài từ 30 tới 45 phút mà không kịp thời xử lý có thể gây ra những biến chứng nặng nề do tổn thương não.

1. Trạng thái động kinh là gì?

Trạng thái động kinh là trạng thái xuất hiện các cơn động kinh liên tiếp. Trong giai đoạn này người bệnh có các triệu chứng thần kinh như rối loạn ý thức. Kéo theo đó là các cơn co giật. Cơn động kinh nếu kéo dài quá lâu sẽ gây ra bệnh cảnh lâm sàng, tổn thương não với nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Khi có cơn co giật kéo dài trên 30-45 phút có thể gây ra các tổn thương não (nhất là cấu trúc limbic như hồi hải mã): não, di chứng thần kinh, trí tuệ vĩnh viễn. Ngoài ra, tình trạng động kinh có thể gây ra nhiều hậu quả khác.

động kinh
Trạng thái động kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới não

2. Nguyên nhân gây ra trạng thái động kinh?

Nguyên nhân gây ra trạng thái động kinh được chia thành:

2.1 Do tổn thương thần kinh trung ương cấp tính

  • Viêm não hoặc viêm màng não: Do virus, do nấm, ký sinh trùng, do vi khuẩn lao
  • Bị huyết khối tĩnh mạch não: Xảy ra do bị nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu,...
  • Bệnh nhân có bệnh lý liên quan mạch máu não: Nhồi máu não, xuất huyết não, xuất huyết vùng dưới nhện.
  • Bị tổn thương não do chấn thương
  • Bị bệnh não do tăng huyết áp
  • Bị tổn thương não do giảm oxy, thiếu máu

2.2 Người bệnh bị tổn thương thần kinh trung ương mạn tính

  • Có tiền sử mắc bệnh tai biến mạch máu não, hoặc u não.
  • Bị rối loạn chuyển hóa hoặc bị ngộ độc
  • Do sử dụng thuốc quá liều, hội chứng khi cai thuốc, rượu hoặc phản ứng với thuốc uống điều trị như: betalactam, theophylline
  • Tăng hoặc hạ đường máu đột ngột.
  • Trẻ em bị sốt cao cũng gây ra trạng thái động kinh.
Bị sốt siêu vi kéo dài cần làm gì?
Trẻ em bị sốt cao cũng dễ dẫn tới co giật

3. Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là bệnh do hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn. Hoạt động não bị thay đổi đột ngột khiến cơ thể xuất hiện các cơn co giật không có nguyên nhân, tình trạng lặp đi lặp lại. Có hành vi, cảm giác bất thường liên quan tới vấn đề thần kinh, người mắc bị mất ý thức trong khoảng thời gian ngắn từ 1 tới 3 phút. Sau cơn động kinh, ý thức sẽ phục hồi dần dần.

Bất kỳ đối tượng nào, trẻ hay già đều có thể bị động kinh. Tuy nhiên trẻ em dễ mắc bệnh động kinh hơn người lớn.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Theo nghiên cứu, hầu hết người mắc bệnh động kinh đều không có nguyên nhân. Còn lại chủ yếu là do các yếu tố khiến ảnh hưởng tới não như: Do di truyền, chấn thương ở đầu, mắc bệnh về não, mắc bệnh truyền nhiễm, rối loạn phát triển, bị thương trước khi sinh. Ngoài ra co giật ở trẻ em cũng tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh.

Chấn thương sọ não
Chấn thương ở đâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh

5. Bệnh động kinh ở trẻ em

Chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ em khó hơn với người trưởng thành do các cơn co giật kết thúc quá nhanh khiến bác sĩ không thể chứng kiến được quá trình diễn biến.

Hầu hết, trẻ nhỏ khi bị co giật do động kinh sẽ kéo dài tầm khoảng 2 phút. Nếu kéo dài từ 5 phút trở đi sẽ không thể dừng lại, lúc này sẽ phải cho trẻ uống thuốc để dừng cơn động kinh lại.

Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện như: Thở khó, co giật trên 5 phút, tỏ ra đau đớn khi co giật, không phản ứng với những tiếng gọi từ bố mẹ sau khi đã co giật 30 phút thì cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời can thiệp.

Trẻ em khi bị sốt cao nếu trên 38,5 độ C sẽ xuất hiện các cơn co giật. Khi trẻ bị co giật, cần dùng các thuốc hạ sốt để tránh co giật. Ngoài ra, với những trẻ có tiền sử co giật do sốt cao thì cha mẹ cần thật thận trọng , tránh để trẻ bị tái phát nhiều lần.

6. Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi với 1 số ít trường hợp sau khi người bệnh được dùng thuốc hoặc được can thiệp phẫu thuật mà sau đó không phải dùng thuốc nữa và cơn giật không còn xuất hiện trở lại.

Thông thường, để điều trị bệnh động kinh, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cho uống thuốc. Nếu sử dụng thuốc mà không có tiến triển hay hiệu quả để chữa trị, bác sĩ sẽ có thể đề nghị phẫu thuật cho người bệnh.

Bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn
Ở mức độ nhẹ bệnh động kinh có thể được điều trị bằng thuốc

7. Lưu ý để hạn chế xảy ra bệnh động kinh

Có thể kiểm soát bệnh động kinh nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nhận biết nguyên nhân: Người mắc bệnh động kinh cần tìm hiểu, biết nguyên nhân gây ra cơn co giật, cách tránh tình trạng tái xảy ra, kiểm soát hành vi của mình;
  • Sử dụng thuốc: Thuốc chống động kinh có thể giúp kiểm soát cơn co giật với 70% số người mắc bệnh. Vì vậy nên sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để bản thân được an toàn.
  • Đánh giá điều trị thường xuyên bằng cách tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường là ít nhất mỗi năm một lần.
  • Chăm sóc bản thân bằng cách tập thể dục, thoải mái tinh thần, thể chất, ngăn ngừa bệnh tật hoặc tai nạn.

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoặc sẽ gắn với trẻ cả đời. Cách tốt nhất để giữ trẻ luôn được an toàn khỏi chấn thương và đột tử khi lên cơn động kinh là sử dụng các biện pháp phòng ngừa động kinh, đảm bảo bé uống thuốc thường xuyên và thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan