Bài viết được viết bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Văn Bình - Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong đó nặng nhất là cơn co giật liên tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút hay nhiều cơn co giật liên tiếp nhau không có khoảng tỉnh.
1. Chẩn đoán nguyên nhân co giật ở trẻ em
Biến chứng co giật là thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong. Nguyên nhân của co giật rất đa dạng, thường gặp nhất ở trẻ em là sốt cao co giật.
Trước một trẻ bị co giật chúng ta phải hỏi tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng cũng như chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân gây co giật.
1.1 Tiền sử
- Sốt cao co giật
- Động kinh
- Rối loạn chuyển hóa
- Chấn thương đầu
- Tiếp xúc độc chất
- Phát triển tâm thần vận động.
1.2 Bệnh sử
- Sốt, tiêu chảy, bỏ ăn
- Tính chất cơn giật: Toàn thể, cục bộ toàn thể hóa hay khu trú, thời gian cơn giật.
1.3 Khám lâm sàng
- Tri giác: Tỉnh hay không tỉnh
- Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tím tái, SpO2.
- Dấu hiệu tổn thương ngoài da liên quan đến chấn thương.
- Dấu hiệu thiếu máu.
- Dấu hiệu màng não: Cổ cứng, thóp phồng.
- Dấu hiệu thần kinh khu trú.
1.4 Cận lâm sàng
- Đường huyết, điện giải đồ.
- Chọc dò tủy sống: Xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi khuẩn dịch não tủy. Huyết thanh chẩn đoán viêm não.
- Điện não đồ.
- Siêu âm não xuyên thóp.
- CT scanner não nếu nghi ngờ tụ máu, u não, áp xe não mà không làm được siêu âm xuyên thóp.
2. Xử lý trẻ bị co giật như thế nào?
2.1 Hỗ trợ hô hấp
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu ngửa
- Đặt cây đè lưỡi quấn gạc (nếu đang giật)
- Hút đờm
- Cho thở oxy
- Đặt nội khí quản giúp thở nếu thất bại với thở oxy hay có cơn ngừng thở.
2.2 Cắt cơn co giật
- Diazepam: 0,2 mg/kg/liều TMC. Trong trường hợp không tiêm mạch được có thể bơm qua đường hậu môn, liều 0,5 mg/kg/liều. Nếu không hiệu quả sau liều Diazepam đầu tiên lặp lại liều thứ 2 sau 10 phút, tối đa 3 liều. Liều tối đa: Trẻ < 5 tuổi: 5mg; trẻ > 5 tuổi: 10mg. Chuyển hồi sức tích cực ngay khi dùng Diazepam tổng liều 1mg/kg mà chưa cắt cơn giật.
- Hoặc Midazolam liều 0,2 mg/kg/lần TM chậm. Nếu không áp ứng có thể lặp lại liều trên. Liều Midazolam truyền duy trì: 1 μg/kg/phút tăng dần đến khi có đáp ứng không quá 18 μg/kg/phút.
- Trẻ sơ sinh ưu tiên chọn lựa Phenobarbital 15 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Nếu sau 30 phút còn co giật có thể lặp lại liều thứ hai 10 mg/kg.
2.3 Hỗ trợ hô hấp
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu ngửa
- Đặt cây đè lưỡi quấn gạc (nếu đang giật)
- Hút đờm
- Cho thở oxy
- Đặt nội khí quản giúp thở nếu thất bại với thở oxy hay có cơn ngừng thở.
2.4 Cắt cơn co giật
- Diazepam: 0,2 mg/kg/liều TMC. Trong trường hợp không tiêm mạch được có thể bơm qua đường hậu môn, liều 0,5 mg/kg/liều. Nếu không hiệu quả sau liều Diazepam đầu tiên lặp lại liều thứ 2 sau 10 phút, tối đa 3 liều. Liều tối đa: Trẻ < 5 tuổi: 5mg; trẻ > 5 tuổi: 10mg. Chuyển hồi sức tích cực ngay khi dùng Diazepam tổng liều 1mg/kg mà chưa cắt cơn giật.
- Hoặc Midazolam liều 0,2 mg/kg/lần TM chậm. Nếu không áp ứng có thể lặp lại liều trên. Liều Midazolam truyền duy trì: 1 μg/kg/phút tăng dần đến khi có đáp ứng không quá 18 μg/kg/phút.
- Trẻ sơ sinh ưu tiên chọn lựa Phenobarbital 15 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Nếu sau 30 phút còn co giật có thể lặp lại liều thứ hai 10 mg/kg.
2.5 Theo dõi và tái khám
Theo dõi:
● Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SpO2.
● Tìm và điều trị nguyên nhân.
● Theo dõi các xét nghiệm: đường huyết, điện giải đồ khi cần.
Tái khám: Bệnh nhân động kinh cần được khám và điều trị chuyên khoa nội thần kinh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM