Lượng giá chức năng người khuyết tật

Lượng giá chức năng cho người khuyết tật giúp cho người bệnh có khả năng thực hiện được các hoạt động hàng ngày hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Từ những kết quả thu được qua quá trình lượng giá giúp cho người bệnh và bác sĩ điều trị tìm được phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng của người bệnh đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Người khuyết tật

Người khuyết tật có thể có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất học tinh thần, chính vì vậy sẽ gây nên sự suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả thực hiện các hoạt động, cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Theo tổ chức Y tế thế giới, khuyết tật chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động cũng được xem như hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn theo quan điểm của tổ chức quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật do thiếu cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội và một cuộc sống bình thường như mọi người.

Nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng khuyết tật có thể được chia thành các nội dung như: Khuyết tật thân thể, tứ chi, khuyết tật vận động; suy giảm các giác quan dẫn đến tình trạng , điếc, khiếm thính, khiếm thị...; khuyết tật về khả năng nói và đọc như câm, líu lưỡi, thiểu năng đọc...; Khuyết tật về khả năng học hỏi và luyện tập; khuyết tập về tâm lý như bại não, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ...

Dựa vào các nguyên nhân gây nên khuyết tật có thể phân loại thành khuyết tập mắc phải khi phát triển chẳng hạn như bệnh, tổn thất, thương tích, tại nạn, chấn thương,... hoặc khuyết tật bẩm sinh do di truyền hoặc đột biến nhiễm sắc thể, tổn thất khi sinh...

2. Lượng giá chức năng của người khuyết tật

Lượng giá chức năng người khuyết tật được thực hiện như một nhiệm vụ quan trọng của các chuyên gia phục hồi chức năng. Thông qua việc lượng giá chức năng của người khuyết tật, mỗi bệnh nhân sẽ được thiết lập một chương trình luyện tập phục hồi chức năng người khuyết tật sao cho phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại của họ.

Công cụ giúp đánh giá khuyết tật của người khuyết tật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có tên FIM - Functional Independence Measure - Bảng đánh giá mức độ độc lập chức năng được xây dựng từ năm 1984 tại Mỹ và bản công cụ này được hoàn thiện vào năm 1996. Qua nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, công cụ FIM được đánh giá như một bộ công cụ có tính giá trị và độ tin cậy cao. Từ đó, công cụ FIM được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm phục hồi chức năng trên toàn thế giới.


Thông qua việc lượng giá chức năng của người khuyết tật, bệnh nhân sẽ được thiết lập một chương trình luyện tập phục hồi chức năng người khuyết tật phù hợp
Thông qua việc lượng giá chức năng của người khuyết tật, bệnh nhân sẽ được thiết lập một chương trình luyện tập phục hồi chức năng người khuyết tật phù hợp

Công cụ đánh giá FIM được thiết kế gồm 18 yếu tố được sử dụng để đánh giá mức độ độc lập chức năng của người bệnh, trong đó có 13 yếu tố có liên quan đến chức năng vận động, chức năng tự chăm sóc và 5 yếu tố có liên quan đến chức năng nhận thức.

13 yếu tố có liên quan đến chức năng vận động và chức năng tự chăm sóc bao gồm: Ăn uống, vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt, chải tóc, cạo râu, trang điểm...), tắm rửa, mặc quần, mặc áo, kiểm soát đường ruột, kiểm soát đường tiểu, sử dụng nhà vệ sinh, dịch chuyển qua lại giữa giường, ghế và xe lăn, di chuyển trong nhà vệ sinh, sử dụng bồn tắm, vòi hoa sen, đi lại bằng hai chân hoặc xe lăn, đi cầu thang.

5 yếu tố liên quan đến nhận thức bao gồm: Khả năng hiểu ngôn ngữ, khả năng thể hiện ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tương tác xã hội và trí nhớ. Mỗi yếu tố này sẽ được đánh giá mức độ độc lập chức năng theo thang điểm từ 1 đến 7 bao gồm:

Thang điểm 7: Độc lập hoàn toàn (Complete independence): Người bệnh thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, an toàn, đúng thời gian, không cần người khác trợ giúp, không cần dụng cụ trợ giúp

Thang điểm 6: Độc lập có trợ giúp (Modified independence): Người bệnh hoàn thành nhiệm vụ mà không cần người hỗ trợ, tuy nhiên người bệnh vẫn cần đến dụng cụ hỗ trợ hoặc thời gian thực hiện lâu hơn so với người bình thường hoặc có nguy cơ tiềm ẩn thiếu an toàn khi thực hiện

Thang điểm 5: Giám sát (Supervision): Người bệnh cần có người bên cạnh để giám sát, động viên hoặc hướng dẫn bằng lời mà không cần động chạm vào người bệnh

Thang điểm 4: Trợ giúp tối thiểu (Minimal assistance): Người bệnh cần trợ giúp 25% và người bệnh tự thực hiện từ 75% nhiệm vụ trở lên.

Thang điểm 3: Trợ giúp trung bình (Moderate Assisstance): Người bệnh cần trợ giúp 50% và người bệnh có thể tự thực hiện từ 50% đến 74% nhiệm vụ.

Thang điểm 2: Trợ giúp tối đa (Maximal Assisstance): Người bệnh cần được trợ giúp tới 75%, và người bệnh chỉ có thể tự thực hiện được khoảng từ 25% đến 49% nhiệm vụ.

Thang điểm 1: Trợ giúp hoàn toàn (Total Assisstance): Người bệnh sẽ được người trợ giúp gần như hỗ trợ hoàn toàn trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Người bệnh chỉ có thể thực hiện dưới 25% nhiệm vụ.


Công cụ đánh giá FIM được thiết kế để đánh giá khuyết tật của người khuyết tật
Công cụ đánh giá FIM được thiết kế để đánh giá khuyết tật của người khuyết tật

3. Những đối tượng cần thực hiện lượng giá chức năng người khuyết tật

Sử dụng bảng đánh giá mức độ độc lập chức năng FIM để lượng giá cho các trường hợp bệnh lý thần kinh, rối loạn chức năng người khuyết tật, cơ xương khớp có ảnh hưởng đến chức năng vận động, có thể có hoặc có thể không có kèm theo sự tổn thương chức năng nhận thức. Ngoài ra, bảng đánh giá mức độ độc lập chức năng sử dụng đánh giá cho người cao tuổi.

Tuy nhiên, bảng đánh giá mức độ độc lập FIM không phù hợp với đánh giá cho các trường hợp như: Trẻ nhỏ chưa thể thực hiện các hoạt động một cách độc lập, người có rối loạn về hành vi, không có khả năng hợp tác trong quá trình đánh giá bằng thang công cụ.

Sau khi tiến hành đánh giá chức năng người khuyết tật vẫn cần theo dõi định kỳ kể cả thời gian người bệnh nằm viện và kể cả khi người bệnh xuất viện. Đồng thời theo dõi về khả năng thực hiện các hoạt động chức năng của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe