Khi nào cần uống thuốc chống đông máu?

Thuốc chống đông có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành, phát triển các cục máu đông nên thường được chỉ định dùng để phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây ra. Vậy khi nào cần uống thuốc chống đông máu?

1. Thuốc chống đông máu là gì?

Thuốc chống đông máu là tên gọi chung để chỉ các loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh do cục máu đông (huyết khối) gây ra. Hiện nay có 3 loại thuốc chống đông chính là:

Vậy khi nào uống thuốc chống đông máu? Thuốc chống đông có công dụng làm chậm quá trình đông máu, ngăn chặn sự hình thành huyết khối và ngăn cục máu đông hiện có phát triển. Do vậy, thuốc thường được chỉ định để ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh lý liên quan đến hình thành huyết khối như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch sâu, rung tâm nhĩ, tắc mạch phổi...;

Thuốc cũng được dùng cho những bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật sửa van tim, phẫu thuật mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp, đau thắt ngực...

Đối với bệnh nhân gặp những vấn đề trên thì việc sử dụng thuốc chống đông máu là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như những biến chứng nguy hiểm khác.

2. Các lưu ý khi uống thuốc chống đông máu

Việc sử dụng thuốc chống đông Warfarin (Coumadin, Zofarin) hay Acenocoumaron (Sintrom, Mini-sintrom) hàng ngày rất cần thiết đối với các bệnh ở trên. Tùy từng thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc và liều lượng phù hợp. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

2.1. Tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ

  • Uống thuốc đúng liều, đều đặn vào 1 thời điểm cố định trong ngày;
  • Không được ngừng dùng thuốc đột ngột vì bất cứ lý do gì nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Nếu quên thuốc và nhớ ra, cần uống ngay liều đã quên. Nếu quên uống thuốc và nhớ ra vào ngày hôm sau, bỏ qua liều đã quên và uống tiếp tục như bình thường;
  • Đi khám định kỳ và xét nghiệm máu thường xuyên đúng hẹn với bác sĩ.

2.2. Thận trọng tương tác thuốc

Một số loại thuốc trên thị trường hiện nay có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, tăng nguy cơ chảy máu bao gồm:

  • Thuốc kê đơn: Thuốc Amiodarone (Cordarone), các loại kháng sinh, thuốc Clopidogrel (Plavix)...
  • Thuốc không kê đơn: Thuốc Paracetamol (Panadol, Efferalgan); thuốc chống viêm Ibuprofen, Aspirin và các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khác, thuốc Ranitidine (Zantac)...

Một số thuốc khác có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông (tăng nguy cơ hình thành huyết khối) bao gồm:

  • Thuốc bổ vitamin có thành phần vitamin K.
  • Các loại thực phẩm chức năng, thảo dược có chứa vitamin K, Ginkgo, dầu cá, Co-Enzyme Q10, nhân sâm, dầu lanh...

2.3. Lưu ý chế độ ăn uống

  • Không nên uống nhiều rượu bia (uống tối đa 2 cốc/ngày). Báo với bác sĩ nếu bạn có thói quen hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá.
  • Nên ăn ở mức độ vừa phải thực phẩm nhiều vitamin K, bởi vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Cần chú ý duy trì ổn định lượng vitamin K ăn vào mỗi ngày để đảm bảo tác dụng của thuốc chống đông máu;
  • Tránh thực phẩm giàu vitamin K (bơ, sữa đậu nành, nhân sâm, rau củ quả có màu xanh, gia vị, rau thơm....).

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong quá trình sử dụng thuốc chống đông, bên cạnh những lợi ích nhất định thì loại thuốc này cũng có thể có một số tác dụng phụ. Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu thấy có các dấu hiệu:

  • Nước tiểu sẫm màu (đặc biệt là có màu nâu, đỏ hồng bất thường);
  • Thấy các vết thâm trên da màu đỏ, nâu sẫm, hoặc đen không rõ nguyên nhân;
  • Đau bụng;
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng;
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều hay kéo dài bất thường;
  • Yếu người, mệt mỏi;
  • Chóng mặt đau đầu dữ dội hoặc kéo dài;
  • Sưng đau khớp đầu gối, cổ chân;
  • Thấy có khối rắn, cảm giác đau ở bắp chân, đùi, mông..

Một số lưu ý khác:

  • Người bệnh cần chủ động báo với bác sĩ nếu bị tai nạn, gặp những thương tích khác hay thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật;
  • Bệnh nhân nữ nên dùng các biện pháp tránh thai hiệu quả khi dùng thuốc. Không nên có thai hoặc cho con bú khi đang dùng thuốc chống đông máu. Nếu muốn có thai cần trao đổi trước với bác sĩ.

Tốt nhất khi có ý định sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và dùng thuốc đúng theo chỉ định. Không nên tự ý dùng thuốc bởi điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tới sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe