Nguyên nhân bệnh đau mắt hột là do là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Bệnh mắt hột nếu không điều trị, hoặc điều trị muộn thì có thể gặp biến chứng tổn thương ở giác mạc, ảnh hưởng đến chức năng của mắt.
1. Bệnh đau mắt hột là gì?
Bệnh đau mắt hột là xem là một viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc. Nguyên nhân bệnh đau mắt hột là do là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis, vi khuẩn này có khả năng gây bệnh ở mắt, đường sinh dục người trưởng thành, đường hô hấp và phổi ở trẻ em. Ngoài ra, nhiều tác nhân vi vinh vật khác cũng có thể gây bệnh mắt hột như:
- Điều kiện sống thấp và đông đúc: Điều kiện sống thấp khiến các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển nhanh hơn hoặc sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
- Vệ sinh và điều kiện vệ sinh kém: Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, đặc biệt ở mắt khiến dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh đó, việc không có nhà vệ sinh hoặc sống tại nơi có nhiều côn trùng như ruồi, muỗi khiến bệnh dễ lây lan hơn.
Khi bị bệnh mắt hột, các tổn thương thường gặp bao gồm:
- Nổi hột: Có hình tròn, nổi lên trên bề mặt kết mạc hoặc rìa giác mạc, màu trắng xám, mạch máu vây quanh.
- Thẩm lậu: Đây là phản ứng viêm mãn tính gây ra do tế bào lympho, plasmo... khiến kết mạc phù, đục, che hệ mạch ở dưới, khi thẩm lậu ở rìa giác mạc làm cho giác mạc phù lớp nông và đục.
- Nhú gai: Có màu hồng, trục mạch máu ở giữa, toả ra các mao mạch xung quanh. Đây là giãn mạch, tăng sinh các mao mạch và thâm nhiễm các tế bào viêm.
- Sẹo: Đây là tổn thương của bệnh mắt hột đã tiến triển lâu. Thường ở kết mạc sụn mi trên, dải xơ trắng hình sao, có nhánh.
2. Các triệu chứng và giai đoạn phát triển bệnh đau mắt hột
Triệu chứng bệnh mắt hột gồm:
- Ngứa nhẹ và kích ứng mắt, mí mắt (sưng); mắt có nhiều ghèn, chứa chất nhầy hoặc mủ.
- Nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt.
- Mô tuyến bôi trơn mắt, bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.
- Nhú gai và có hột, thường xuất hiện kết mạc sụn mi trên, có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, kích thước không đều.
- Xuất hiện một số màng máu tại giác mạc, màng máu khu trú ở lớp nông và phần trên giác mạc. Có sẹo, lõm hột trên giác mạc.
Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột gồm:
- Viêm mắt hột có hột (trachoma follicle): Ở giai đoạn này, có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên, hột phải có kích thước từ 0,5 mm trở lên. Tỷ lệ trachoma follicle nói lên sự lây lan của bệnh mắt hột trong cộng đồng.
- Mắt hột viêm nặng (Trachomatous inflamation Intense): Kết mạc sụn mi trên bị thẩm lậu như đỏ hoặc dày lên. Thẩm lậu đó che mờ 1/2 các mạch máu trên kết mạc sụn mi trên.
- Sẹo mí mắt: Khi bị nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo có các vạch trắng.
- Lông mi mọc ngược (trichiasis): Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.
- Đục giác mạc: Giác mạc sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm. Viêm sẽ khiến người bệnh gãi dẫn đến đục giác mạc, nhiễm trùng thứ phát dẫn đến loét giác mạc và có thể gây mù lòa một phần hoặc hoàn toàn.
3. Các biến chứng do mắt hột
Người bị bệnh mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng như:
- Viêm kết mạc mạn tính: Nguyên nhân là do bị đỏ mắt, ngứa, cộm;
- Lông quặm, lông xiêu: Do tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc dẫn đến tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc.
- Mù lòa: Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh vệ sinh kém dẫn đến nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhãn cầu.
- Viêm sụn mi: Khiến cho bờ mi dày lên, xơ hóa, biến dạng sụn mi.
- Loét giác mạc: Làm cho người bệnh bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mù lòa.
- Bội nhiễm: Nguyên nhân chủ yếu là do mắt hột khiến giác mạc bị tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus và vi nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc.
- U hạt ở rìa giác mạc: U hạt này có thể lan vào diện đồng tử và có khi lan cả toàn bộ giác mạc.
- Loạn thị: Nguyên nhân là vì sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc khiến giác mạc lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng, gây loạn thị, giảm thị lực;
- Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: Biến chứng này có thể dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống.
- Khô mắt, khô giác mạc: Do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, mờ hẳn, có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.
4. Điều trị và phòng ngừa bệnh đau mắt hột
Điều trị bệnh đau mắt hột cần tuân theo phác đồ sau:
- Thuốc kháng sinh azithromycin (dùng 1 liều 1 năm) được sử dụng trong trường hợp bệnh mắt hột không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn, sau đó mắt sẽ tự khỏi. Khi bệnh đang trong giai đoạn hoạt tính thì người bệnh cần tra thuốc mỡ tetraxyclin 1% hoặc erythromyxin 8 giờ/lần và sử dụng ít nhất trong 6 tuần.
- Ngoài tra thuốc mỡ, người bệnh cần rửa mặt bằng nước và xà phòng.
Vì bệnh có thể gây miễn dịch rất yếu hoặc hầu như không có miễn dịch nên sau khi điều trị khỏi, bệnh mắt hột vẫn có thể tái nhiễm. Vì vậy, nếu người bệnh gặp biến chứng lông xiêu, lông quặm, cần đến bác sĩ để bác sĩ cho đốt hoặc nhổ lông xiêu, phẫu thuật để làm bật lông mi ra ngoài trong trường hợp lông quặm.
Phòng bệnh đau mắt hột:
- Nếu sống trong vùng có dịch bệnh mắt hột, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là mắt.
- Hạn chế việc dùng chung dụng cụ vệ sinh.
- Cải thiện điều kiện sống: tạo nguồn nước sạch, diệt ruồi.
- Nước để vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.
- Nếu phát hiện mắt đỏ, cộm... thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
- Quản lý chất thải phù hợp: Xử lý chất thải của động vật và con người đúng cách. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần cho người bệnh điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín.
XEM THÊM