Bị viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm bên trong mũi do một chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc da bong tróc từ một số động vật.

1. Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Mũi ngứa
  • Ho, đau họng hoặc ngứa họng
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt, quầng thâm dưới mắt
  • Đau đầu thường xuyên
  • Phát ban.

Một số người chỉ gặp các triệu chứng hiếm khi tiếp xúc với chất gây dị ứng với số lượng lớn. Những người khác xuất hiện các triệu chứng quanh năm. Do đó bạn cần nói chuyện với bác sĩ về các nguyên nhân gây dị ứng có thể xảy ra nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn một vài tuần và không cải thiện.

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm bên trong mũi do một chất gây dị ứng

Khi cơ thể bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ giải phóng histamin, đây là một hóa chất tự nhiên bảo vệ cơ thể bạn khỏi chất gây dị ứng. Hóa chất này có thể gây viêm mũi dị ứng và các triệu chứng khác như sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt.

Ngoài phấn hoa, các chất gây dị ứng phổ biến khác bao gồm:

  • Cỏ phấn hoa (grass pollen)
  • Mạt bụi
  • Vảy da động vật
  • Nước bọt của mèo
  • Nấm mốc.

3. Viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Hiện nay, viêm mũi dị ứng chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể điều trị và kiểm soát các triệu chứng.

Bạn có thể điều trị viêm mũi dị ứng theo nhiều cách bao gồm thuốc, các biện pháp khắc phục tại nhà và các loại thuốc thay thế. Bạn cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi thử bất kỳ biện pháp điều trị mới cho viêm mũi dị ứng.

3.1 Thuốc kháng histamin

Bạn có thể dùng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng. Chúng hoạt động bằng cách ngăn cơ thể tạo ra histamin.

3.2 Thuốc trị nghẹt mũi

Bạn có thể sử dụng thuốc trị nghẹt mũi trong một thời gian ngắn, thường không quá ba ngày, để giảm nghẹt mũi và áp lực xoang.

Nếu bạn có nhịp tim bất thường, bệnh tim, tiền sử đột quỵ, lo âu, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao hoặc các vấn đề về bàng quang, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị nghẹt mũi.

3.3 Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi

Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sản phẩm, bạn có thể cần tránh sử dụng lâu dài.

3.4 Liệu pháp miễn dịch

Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm thuốc chống dị ứng (allergy shot), nếu bạn bị dị ứng nặng. Bạn có thể sử dụng phác đồ điều trị này kết hợp với thuốc để kiểm soát các triệu chứng.

Thuốc gây tê
Nếu bạn bị dị ứng nặng, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống dị ứng

3.5 Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi (Sublingual immunotherapy)

Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi sẽ thực hiện bằng cách đặt một viên thuốc chứa hỗn hợp một số chất gây dị ứng ở vị trí dưới lưỡi của bạn. Nó hoạt động tương tự như tiêm thuốc chống dị ứng nhưng không tiêm.

Hiện nay, phương pháp này có hiệu quả để điều trị viêm mũi và dị ứng hen suyễn do cỏ, phấn hoa, vẩy mèo, mạt bụi và phấn hoa ragweed. Liều đầu tiên thực hiện liệu pháp này sẽ diễn ra tại cơ sở Y tế. Các mũi tiêm dị ứng, thuốc được sử dụng thường xuyên trong một khoảng thời gian được xác định bởi bác sĩ.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm ngứa ở miệng hoặc kích thích tai và họng. Trong một số ít trường hợp, phương pháp điều trị này có thể gây sốc phản vệ.

3.6 Biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bạn bị dị ứng theo mùa hoặc phấn hoa, bạn có thể thử sử dụng máy điều hòa thay vì mở cửa sổ. Nếu có thể, thêm một bộ lọc được thiết kế cho dị ứng.

Nguồn tham khảo: ada.com, healthline.com

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan