Các mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc. Vào thời điểm chuyển giao mùa, viêm mũi dị ứng thời tiết - một dạng điển hình của viêm mũi dị ứng xảy ra càng nhiều khiến người bệnh mệt mỏi. Tình trạng này gây ra các biểu hiện như nghẹt mũi, hắt hơi, thậm chí đau đầu. Hãy tham khảo một số mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà dưới đây.

1. Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết hay có tên gọi khác là viêm mũi dị ứng theo mùa. Nó là bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài từ năm này qua năm khác và thời điểm khởi phát bệnh sẽ tùy thuộc vào mùa xuất hiện các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như mùa nở hoa của một loại cây nào đó, mùa mà sâu bướm sinh sôi, mùa ẩm ướt nhiều nấm mốc phát triển hay mùa hanh khô lạnh...

Viêm mũi dị ứng thời tiết có các triệu chứng điển hình như hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi trong. Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài 1 - 2 tuần. Có thể đi kèm cả khó thở, hen phế quản, chảy nước mắt hoặc viêm kết mạc. Những đối tượng thường thấy của viêm mũi dị ứng thời tiết là trẻ dưới 10 tuổi và người lớn.

1.1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Các nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng thời tiết là do phấn hoa từ một loài cây thường nở hoa vào mùa nào đó trong năm:

  • Mùa Xuân: Hoa cây nhãn, cây xoan, cây bưởi...
  • Mùa Hè: Hoa cây phượng, cây bằng lăng...
  • Mùa Thu: Hoa cây hoa sữa, ngọc lan...
  • Mùa đông: Hoa cây cúc hoạ mi, cải ngồng...

Bên cạnh đó, mạt bụi, nấm mốc hay tiếp xúc với hóa chất, lông hoặc phân động vật cũng là tác nhân. Những bệnh nhân bị hen, suyễn cũng thường xuyên mắc viêm mũi dị ứng thời tiết.

1.2. Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng thời tiết

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết đối với mỗi người sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, giảm khứu giác, ngứa mũi, chảy dịch mũi sau, đau mặt.
  • Mắt: Đỏ ngứa, sưng, cảm giác cộm ở mắt và mắt thâm quầng.
  • Cổ họng hoặc tai: Đau họng, tắc nghẽn hoặc ù tai, khàn giọng, ngứa cổ họng hoặc tai.
  • Ngủ: Thở bằng miệng, mệt mỏi vào ban ngày, thường xuyên thức giấc, khó thực hiện các hoạt động bình thường như học, làm việc vì nghẹt mũi khó chịu.

2. Các mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả

2.1. Sử dụng thuốc điều trị

  • Dùng thuốc kháng histamin để ức chế sự sản sinh của hoạt chất này khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên. Có thể dùng thuốc ở dạng xịt hoặc thuốc uống.
  • Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi nhằm giảm ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng theo liều chỉ dẫn, không được lạm dụng thuốc.
  • Sử dụng các loại thuốc xịt mũi thành phần chứa corticosteroid cũng là cách giảm nhẹ các triệu chứng nếu hợp người bệnh bị dị ứng cấp tính hoặc có các biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng.

Nếu tình trạng dị ứng quá nặng, người bệnh có thể yêu cầu được tiêm thuốc chống dị ứng để kiểm soát các triệu chứng.

2.2. Mẹo giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà

  • Rửa mũi với nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa các dịch nhầy bên trong khoang mũi, có thể kháng khuẩn tốt hơn mà không gây kích ứng cho niêm mạc.
  • Xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên: Các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tràm trà, khuynh diệp... có tác dụng làm thông khoang mũi khi xông hơi.
  • Uống nước gừng lúc thời tiết chuyển mùa: Đun nước gừng tươi pha với mật ong và chanh uống mỗi ngày, có thể thêm đinh hương và quế. Gừng có khả năng làm giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi. Do gừng có tác dụng làm ấm, người bệnh bị viêm mũi dị ứng thời tiết nên uống nước gừng mật ong mỗi buổi sáng trong thời gian thời tiết chuyển lạnh.
  • Bổ sung Vitamin C: Vitamin C là một loại hợp chất dinh dưỡng có nhiều tác dụng, bao gồm cả tính kháng histamin - nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm mũi dị ứng. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như cam, quýt, kiwi, dâu tây, ổi, cà chua, ớt chuông, khoai tây, giá đỗ...

3. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết

Để phòng tránh mắc viêm mũi dị ứng thời tiết, cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày, giặt ga, chăn, gối, đệm và chiếu mỗi tuần.
  • Tránh nuôi thú cưng có lông như chó mèo trong nhà.
  • Khi nghi ngờ có cây xung quanh có nguy cơ gây dị ứng thì cần loại bỏ nó ngay.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như nước giặt hay thuốc xịt côn trùng...
  • Thường xuyên mở cửa trong nhà để đón ánh nắng mặt trời nhằm khử nấm mốc.
  • Giữ ấm cơ thể và ăn uống đồ ấm, nhất là vào mùa lạnh.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu về những mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ Vinmec để được thăm khám và hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Xonadin-180
    Công dụng thuốc Xonadin-180

    Xonadin 180 là thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về dị ứng; viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mạn tính với các triệu chứng thường gặp như hắt hơi, ngứa mắt/ mũi, chảy ...

    Đọc thêm
  • cezinefast
    Công dụng thuốc Cezinefast

    Cezinefast thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn như phản ứng dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa/ quanh năm, mề đay vô căn mạn tính, điều trị hen suyễn do dị ...

    Đọc thêm
  • Levcet
    Công dụng thuốc Levcet

    Thuốc Levcet có tác dụng gì, có điều trị dị ứng được không? Với thành phần chính là Levocetirizine, thuốc Levcet có tác dụng điều trị dị ứng mãn tính hoặc theo mùa. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Tinifast 180
    Công dụng thuốc Tinifast 180

    Thuốc Tinifast 180 có công dụng trong điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mãn tính gây ra. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và tránh ...

    Đọc thêm
  • parkxime
    Công dụng thuốc Parkxime

    Parkxime có thành phần chính là Fexofenadine, một thuốc kháng histamin thế hệ hai. Thuốc có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ở hệ tiêu hóa, hô hấp và mạch máu. Bài viết ...

    Đọc thêm