Có thể dùng thuốc dị ứng cho bà bầu?

Nếu bạn dự định có thai hoặc bạn đã mong đợi, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn dùng, kể cả những loại thuốc không cần kê đơn. Thực tế, nhiều loại thuốc dị ứng có thể đem lại hiệu quả tốt nếu tiếp tục dùng trong thời kỳ mang thai, nhưng hãy thảo luận với bác sĩ để bạn có thể yên tâm sử dụng chúng.

1. Có bầu uống thuốc dị ứng được không?

Nếu bạn dự định có thai hoặc bạn đã mong đợi, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn dùng, kể cả những loại thuốc không cần đơn bao gồm cả thuốc dị ứng. Nhiều loại thuốc dị ứng có thể đem lại hiệu quả tốt nếu tiếp tục dùng trong thời kỳ mang thai, nhưng hãy thảo luận với bác sĩ để bạn có thể yên tâm sử dụng chúng.

Thuốc kháng histamin đường uống như cetirizine ( Zyrtec ), chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), diphenhydramine (Benadryl), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Claritin) hầu như an toàn cho bà bầu. Vì vậy, hiện nay cromolyn natri (Nasalcrom) dạng phun và steroid xịt mũi (Rhinocort) vẫn được chỉ định cho bà bầu, nhưng để đảm bảo an toàn hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng. Một ưu điểm của thuốc xịt là thuốc chỉ tập trung vào mũi của bạn, nó không đi khắp cơ thể.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên hạn chế tất cả các loại thuốc, bao gồm thuốc dị ứng. Các loại thuốc bao gồm cả thuốc dị ứng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một số dị tật bẩm sinh. Đề phòng thuốc kháng histamin kết hợp với thuốc thông mũi. Vì không có đủ bằng chứng về sự an toàn của chúng, nên tránh dùng thuốc xịt mũi kháng histamin .

2. Có an toàn hơn không khi bỏ thuốc dị ứng khi đang mang thai?

Nếu các triệu chứng dị ứng của bạn không quá nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác. Bạn có thể dùng thuốc chống dị ứng tại nhà hoặc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng dị ứng là một vấn đề lớn, chẳng hạn như chúng khiến bạn khó ngủ thì việc dùng thuốc có thể tốt hơn cho sức khỏe của bạn và thai nhi.

Nếu bạn bị hen suyễn dị ứng, bạn cần dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh hen suyễn không được kiểm soát có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ.

XEM THÊM: Lưu ý khi dùng thuốc dị ứng cho bà bầu


Mẹ bầu bị hen suyễn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu bị hen suyễn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

3. Tiêm phòng dị ứng trong thai kỳ có an toàn không?

Bạn có thể tiếp tục tiêm phòng dị ứng khi đang mang thai. Nhưng bạn không nên bắt đầu tiêm phòng dị ứng khi mang thai. Theo đó, bạn hãy chờ cho đến khi bạn sinh con xong, sau đó bạn có thể bắt đầu tiêm phòng dị ứng bình thường.

4. Thuốc dị ứng cho bà bầu

Nếu bạn đang mang thai và đang cân nhắc dùng một loại thuốc trị dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những rủi ro và lợi ích. Để kiểm soát các triệu chứng dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng histamin dạng uống như loratadin (Claritin, Alavert) hoặc cetirizine (Zyrtec).

Đối với các triệu chứng trung bình đến nghiêm trọng, ngoài thuốc kháng histamin đường uống, bác sĩ của bạn có thể đề nghị một loại thuốc xịt corticosteroid không kê đơn ở liều thấp nhất. Các lựa chọn bao gồm:

  • Xịt mũi budesonide (Rhinocort)
  • Xịt mũi fluticasone (Flonase)
  • Xịt mũi mometasone (Nasonex).

Hầu hết phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc dị ứng không kê đơn một cách an toàn. Các loại thuốc đã được nghiên cứu chứng minh rằng chúng an toàn cho phụ nữ mang thai dùng bao gồm:

  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Chlorpheniramine (ChlorTrimeton)
  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Loratadine (Claritin)

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng luôn có những rủi ro khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ. Vì thế, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc dị ứng để đảm bảo rằng chúng không có khả năng gây hại cho thai kỳ. Trong khi các bác sĩ cho rằng nhiều loại thuốc uống không kê đơn là an toàn cho các trường hợp dị ứng theo mùa thì việc sử dụng cả thuốc thông mũi dạng uống và dạng xịt vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng.

Sử dụng thuốc xịt mũi có thể an toàn hơn thuốc dị ứng đường uống, bởi vì thuốc xịt mũi không có khả năng hấp thụ vào máu cao. Ví dụ như oxymetazoline là một thành phần trong các thuốc xịt mũi. Phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng thuốc xịt mũi trong hơn ba ngày liên tiếp. Bởi việc sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian dài có thể làm cho các triệu chứng dị ứng trầm trọng hơn do gây sưng mũi.


Sử dụng thuốc xịt mũi có thể an toàn hơn thuốc dị ứng đường uống ở phụ nữ mang thai
Sử dụng thuốc xịt mũi có thể an toàn hơn thuốc dị ứng đường uống ở phụ nữ mang thai

Ngoài ra, trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai cũng được bác sĩ khuyến cáo tiêm phòng dị ứng. Đây là cách thích hợp nhất để giải mẫn cảm một người với chất gây dị ứng. Nếu phụ nữ mang thai khi đang trong quá trình tiêm phòng dị ứng, thông thường họ vẫn có thể tiếp tục tiêm chủng. Tuy nhiên, mang thai không phải là thời điểm tốt để bắt đầu tiêm phòng dị ứng. Bởi vắc-xin có thể gây ra các phản ứng dị ứng mạnh. Nếu không biết phản ứng phụ có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên trì hoãn việc tiêm phòng dị ứng cho đến sau khi sinh.

5. Thuốc dị ứng cần tránh khi mang thai

Các bác sĩ chưa nghiên cứu một cách rộng rãi về sự an toàn của một số loại thuốc trong thai kỳ. Điều này là do việc thực hiện xét nghiệm trên phụ nữ mang thai là không phù hợp về mặt đạo đức. Do đó, hầu hết thông tin về thuốc là do các báo cáo và kiến ​​thức về an toàn thuốc nói chung cho bà bầu còn hạn chế.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, điều đặc biệt quan trọng là phải cân nhắc những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, vì khi đó em bé đang phát triển mạnh nhất. Các loại thuốc dị ứng không an toàn khi mang thai bao gồm:

  • Pseudoephedrine (Sudafed): có một số nghiên cứu cho thấy thuốc pseudoephedrine an toàn trong thai kỳ, nhưng cũng đã có báo cáo về sự gia tăng dị tật thành bụng ở trẻ sơ sinh của những bà mẹ sử dụng thuốc Pseudoephedrine trong thai kỳ.
  • Phenylephrine và phenylpropanolamine: những loại thuốc thông mũi này ít được bác sĩ mong muốn sử dụng hơn so với dùng pseudoephedrine.

6. Các biện pháp giảm dị ứng khi mang thai


Thuốc dị ứng đôi khi được khuyên dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi bạn dùng thuốc chữa dị ứng, hãy xem xét các cách để giảm các triệu chứng dị ứng của bạn, bao gồm:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: hạn chế tiếp xúc với bất cứ vật gì gây ra các triệu chứng dị ứng của bạn.
  • Nước muối xịt mũi: nước muối sinh lý xịt mũi không kê đơn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng. Theo đó, bạn chỉ nên sử dụng bình xịt khi cần thiết.
  • Rửa mũi: rửa mũi mỗi ngày một lần hoặc khi cần thiết, hãy đổ đầy bình nước muối sinh lý không kê đơn hoặc nước được pha chế đặc biệt. Sau đó, nghiêng đầu sang một bên trên bồn rửa và đặt bình nước rửa mũi vào lỗ mũi trên của bạn, đổ nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên và nó sẽ thoát qua lỗ mũi phía dưới của bạn. Lặp lại ở bên mũi còn lại. Nước rửa mũi phải được chưng cất hoặc vô trùng, đun sôi để nguội trước đó hoặc cho qua một bộ lọc được thiết kế để loại bỏ các sinh vật có khả năng lây nhiễm.
  • Tập thể dục giúp giảm viêm mũi.
  • Miếng dán mũi: miếng dán mũi không cần kê đơn có thể giúp giữ thông mũi của bạn.
  • Nâng cao đầu giường: nâng đầu giường từ 30 đến 45 độ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng của bạn.

Tập thể dục có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của viêm mũi
Tập thể dục có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của viêm mũi

Nếu bạn bị dị ứng khi đang mang thai, bạn có thể sử dụng một số biện pháp điều trị không dùng thuốc hoặc sử dụng một số loại thuốc dị ứng dành cho bà bầu. Tuy nhiên bất kỳ loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Cách tốt nhất để bạn tránh tình trạng dị ứng khi mang thai đó là tiêm phòng dị ứng trước khi quyết định mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe