Sơ cấp cứu bỏng ở trẻ em

Bỏng trẻ nhỏ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1-6. Ở lứa tuổi này, trẻ thường hiếu động, thích tò mò, nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm. Không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý, tai nạn bỏng ở trẻ em có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

1. Tai nạn bỏng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bỏng cho trẻ, trong đó chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình trông nom, chăm sóc trẻ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm, trên thế giới, tai nạn bỏng chiếm vị trí hàng đầu trong những loại tai nạn xảy ra tại nhà của trẻ em và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong cho trẻ. Bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng cũng có thể gây mất muối, nước, huyết tương... dẫn đến tình trạng sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và tử vong. Thương tích do bỏng gây đau đớn, làm trẻ em hoảng sợ và có thể bị sốc, thậm chí khiến trẻ bị rối loạn tính cách, suy giảm khả năng đề kháng, tạo nên tâm lý không thích tiếp xúc.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Bỏng quốc gia, trong 100 nạn nhân bị bỏng phải nhập viện, có khoảng 2/3 là trẻ em. Tác nhân gây bỏng ở trẻ chủ yếu là bỏng nước sôi, bỏng lửa, hóa chất, điện, sử dụng đồ dùng không đúng cách, thức ăn nóng, nến, pháo,...

Do lớp da trẻ em có những đặc điểm khác người lớn, da mỏng hơn da người lớn, sức chịu nhiệt kém nên mức độ bỏng nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh... Quá trình điều trị và hồi phục cho trẻ bị bỏng cũng chậm hơn so với người lớn.

2. Phân loại mức độ bỏng của trẻ

Các cấp độ của bỏng như sau:

2.1 Bỏng độ 1

  • Da đỏ lên, không có phỏng nước.
  • Chỉ lớp da ở nông nhất bị ảnh hưởng.
  • Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.

Bỏng độ 1 thường chữa khỏi tại nhà trong 3 – 5 ngày, thường không gây ra phỏng rộp và sẹo.

2.2 Bỏng độ 2

Bỏng độ 2 gây tổn thương da do nhiệt, phóng xạ, hoá chất, điện, ma sát. Bỏng này còn gọi là bỏng dày khu trú. Có 2 dạng bỏng độ 2 được xác định bởi độ sâu của bỏng:

  • Bỏng dày khu trú ở bề mặt gây tổn thương lớp da thứ nhất và thứ hai và thường gây ra do nước nóng hoặc vật nóng. Da xung quanh vết bỏng trắng khi ấn rồi trở lại đỏ. Vết bỏng ẩm, đau với vết phỏng rộp và sưng kéo dài ít nhất 48 giờ.
  • Bỏng dày sâu: gây tổn thương ở lớp sâu của da, là những vùng trắng xen lẫn đỏ. Chúng thường do tiếp xúc với dầu, mỡ, nước súp, chất lỏng của lò vi sóng nóng. Loại bỏng này không đau, gây nhạy cảm với áp lực. Da lốm đốm, còn trắng khi ấn, có thể xuất hiện giống sáp ở một số khu vực, thường khô, ẩm nhẹ. Khả năng nhiễm trùng thường liên quan đến bỏng loại này. Phải mất vài ngày trước khi các triệu chứng hình thành và trở nên rõ ràng khi vết bỏng ở ngoài da hoặc sâu.

Xử lý bỏng độ 2 đa dạng phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng rất quan trọng. Bỏng độ 2 có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.

Bỏng
Hình ảnh bỏng ở trẻ nhỏ

2.3 Bỏng độ 3

Bỏng nặng nhất gây đau, liên quan đến tất cả các lớp của da. Lớp mỡ, cơ, thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Các khu vực có thể chấm hồng đen, xuất hiện khô và trắng. Khó hít vào và thở ra, CO gây độc và một số tác động độc khác có thể xảy ra nếu khó hít vào kèm theo bỏng.

  • Hủy hoại toàn bộ bề dày của da. Thường không có bóng nước vì lớp trên cùng của da đã bị phá hủy.
  • Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy sém. Có thể bỏng sâu tới cơ và xương.
  • Vết bỏng để lại sẹo dù đã được điều trị.

Đưa bé đi khám bác sĩ nếu:

  • Bỏng rộng ở một phần cơ thể (bỏng toàn bộ lưng, hoặc ngực và bụng, hoặc bỏng toàn bộ một chi). Bỏng diện rộng rất nguy hiểm vì gây mất nhiều nước và gây đau đớn cho trẻ.
  • Bỏng ở mặt.
  • Bỏng độ 2 trở lên.
Bỏng độ 3
Bỏng độ 3 gây đau đớn cho trẻ

3. Cần làm gì khi trẻ bị bỏng?

Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều bậc phụ huynh chưa nắm rõ, thậm chí hiểu sai về sơ cứu khi trẻ bị bỏng khiến vết thương của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, thực hiện sơ cứu đúng cách khi có tai nạn bỏng xảy ra sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây là các bước sơ cấp cứu cơ bản khi trẻ bị bỏng:

  • Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân.
  • Cởi bỏ ngay quần áo. Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 - 20 độ C là tốt nhất. Thời gian khoảng 15 - 20 phút). Nếu bỏng hóa chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 - 30 phút. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề.
  • Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ.
  • Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú, trẻ lớn hơn thì cho uống nước nhiều, nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng. Theo dõi trẻ, không được để thức ăn ùn tắc họng trẻ. Phải bế đầu cao, nghiêng về một bên, tránh thức ăn trào ngược vào khí quản.
  • Tìm mọi cách đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất (khi trẻ còn tỉnh táo). Tránh chuyển trẻ đi khi còn đang sốc.

Lưu ý rằng đối với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ, đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế, tránh đưa đi cấp cứu ngay.

Bố mẹ cũng nên chú ý stress cũng là nguyên nhân gây sốc cho trẻ. Sau bỏng sẽ có những hoảng loạn về tinh thần, khi đó bố mẹ phải động viên, an ủi, đừng để trẻ bị hoảng loạn.

4. Phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, để phòng tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc xảy ra với trẻ, bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ, với các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện cần để ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng. Riêng đối với trẻ em đã nhận thức được, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ Nhi khoa có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Bác sĩ Trọng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong Phẫu thuật Nhi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, và đã sớm trở thành một trong những bác sĩ có kinh nghiệmtrong lĩnh vực Phẫu thuật Trẻ em đặc biệt là Phẫu thuật Nội soi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan