Bỏng ở trẻ: Mức độ, cách điều trị và phòng ngừa

Trẻ em vốn dĩ rất tò mò, ngay khi chúng có thể đi lại chúng muốn khám phá môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình khám phá chúng có thể tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng như lửa, vật nóng,... khiến cho trẻ bị bỏng với nhiều mức độ khác nhau.

1. Như thế nào được gọi là bỏng?

Bỏng là một chấn thương trên da hoặc mô do nhiệt gây ra. Nó xảy ra khi một số hoặc tất cả các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy bởi chất chất lỏng nóng, chất rắn nóng hoặc ngọn lửa, thương tích từ bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với hóa chất cũng được coi là bỏng.

2. Các nguyên nhân gây bỏng

Bỏng nhiệt là loại bỏng phổ biến nhất. Những vết bỏng này xảy ra khi ngọn lửa, kim loại, chất lỏng hoặc hơi nước tiếp xúc với da. Điều này có thể xảy ra trong nhiều trường hợp, bao gồm cháy nhà, tai nạn xe cộ, tai nạn nhà bếp, sự cố điện.

>>> Sơ cứu đúng khi bị bỏng bô, bỏng nhiệt

Ngoài ra, còn có những tác nhân khác có thể gây bỏng như:

  • Bức xạ
  • Các vật thể được làm nóng
  • Mặt trời
  • Điện
  • Hóa chất

Trẻ em vốn dĩ rất tò mò, ngay khi chúng có thể đi lại chúng muốn khám phá môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình khám phá chúng có thể tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng như lửa, vật nóng,... khiến cho trẻ bị bỏng với nhiều mức độ khác nhau.

3. Mức độ nghiêm trọng của vết bỏng

Vết thương bỏng được phân loại dựa trên độ sâu của vùng da bị tổn thương. Việc phân loại vết bỏng có thể thay đổi trong vài ngày đầu. Điều này có nghĩa là ban đầu vết bỏng có thể xuất hiện ở bên ngoài, sau đó tổn thương trở nên sâu hơn theo thời gian.

Vết thương bỏng được chia thành 4 cấp độ như sau:

Bỏng độ 1

Đây là loại bỏng nhẹ nhất, chỉ có lớp da bên ngoài bị tổn thương.

Các triệu chứng của trẻ khi bị bỏng cấp độ 1 bao gồm:

  • Tại vị trí bị bỏng, da đỏ và đôi khi bị sưng nhẹ.
  • Vết bỏng có thể trông giống như một vết cháy nắng và nó có thể trắng lên khi chạm nhẹ, nhưng nó không phát triển thành mụn nước.
  • Lớp da trên cùng có thể bong ra trong một hoặc hai ngày.

Vết thương thường lành sau vài ngày.

Bỏng độ 2

Tổn thương sâu hơn bỏng loại một, dẫn đến phồng rộp và sưng tấy.

Triệu chứng của trẻ khi bị bỏng cấp độ 2 bao gồm:

  • Bỏng độ 2 còn được gọi là bỏng dày một phần. Trẻ thường rất đau khi bỏng độ 2.
  • Da có thể trắng hơn khi chạm vào và các mụn nước có thể chảy ra chất lỏng trong suốt.

Vết thương bỏng độ 2 thường mất vài tuần hoặc hơn để lành trở lại, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Vùng bị bỏng có thể vĩnh viễn trở nên sẫm màu hơn hoặc có màu nhạt hơn nhưng không hình thành sẹo.

Bỏng nắng phồng rộp sau vài giờ là một ví dụ điển hình về bỏng độ 2.

Bỏng độ 3

Bỏng độ 3 còn được gọi là bỏng da dày một phần sâu, vết bỏng lan sâu hơn vào da, gây đau đớn khi ấn sâu.

Các triệu chứng của trẻ khi bị bỏng độ 3 bao gồm:

  • Vùng da bỏng có thể có màu trắng hoặc cháy đen.
  • Ban đầu trẻ có thể ít đau hơn do các dây thần kinh đã bị tổn thương.
  • Da có thể bị sần sùi.
  • Hầu hết vết bỏng độ 3 đều hình thành mụn nước và không chuyển sang màu trắng khi ấn.

Vết bỏng độ 3 thường phải mất hơn 21 ngày để chữa lành và thường hình thành sẹo, có thể nghiêm trọng hơn.

Vết bỏng phồng rộp ngay lập tức là vết bỏng độ 3. Vết phồng rộp tồn tại trong vài tuần cũng được coi là vết bỏng độ 3.

Bỏng độ 4

Bỏng độ 4 hay còn gọi là bỏng toàn bộ độ dày da, tổn thương sâu qua tất cả các lớp của da, phá hủy hoàn toàn da.

Các triệu chứng của trẻ khi bị bỏng độ 4 bao gồm:

  • Vùng bị bỏng thường không đau, có màu trắng như sáp đến xám da hoặc màu đen than.
  • Da khô và không bị thâm khi chạm vào.

Mức độ phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Hầu hết vết thương đều cần được điều trị bằng ghép da.


Vết thương bỏng được phân loại dựa trên độ sâu của vùng da bị tổn thương
Vết thương bỏng được phân loại dựa trên độ sâu của vùng da bị tổn thương

4. Khi phát hiện trẻ bị bỏng cần làm gì?

Khi phát hiện trẻ bị bỏng, bạn cần làm ngay các việc sau đây:

  • Đưa trẻ tránh xa tác nhân gây bỏng, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • Nếu quần áo của trẻ bốc cháy, hãy dập tắt ngọn lửa bằng khăn, chăn, hoặc bất cứ thứ gì có sẵn quanh bạn như áo khoác, rèm,...
  • Đặt một miếng vải sạch vô trùng lên khu vực bị bỏng nếu có thể, nhưng không cố gắng tự chữa trị vết bỏng nghiêm trọng.
  • Không chạm trực tiếp hoặc dùng miệng thổi vào vết bỏng vì điều này có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, trở nên nghiêm trọng hơn.

4.1. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Trẻ bị bỏng cần được đưa đi khám trong các trường hợp sau đây:

  • Có thêm bất cứ tổn thương nào khác ngoài một vết bỏng nhỏ cấp độ 1.
  • Vết bỏng đã xâm nhập vào da của trẻ, gây bỏng độ 2 trở lên.
  • Vết bỏng có đường kính lớn hơn 2 inch (khoảng 5cm).
  • Vết bỏng ở trên mặt, bàn tay, bàn chân hoặc bộ phận sinh dục của trẻ.

4.2. Khi nào cần gọi cấp cứu?

Bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu trẻ có các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ bị sốc: da trẻ ngăm ngăm và nhợt nhạt, môi hoặc móng tay hơi xanh, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, đồng tử mở rộng hoặc yếu, trẻ chóng mặt hoặc rất lo lắng, sợ hãi.
  • Trẻ bị bỏng cấp độ 3, độ 4.
  • Trẻ bị bỏng do hóa chất hoặc bỏng điện.
  • Diện tích vết bỏng lớn.
  • Nếu trẻ che tay lên miệng và mũi, có thể trẻ đã bị bỏng đường thở, bạn cần gọi cấp cứu ngay.

Nếu trẻ bị bỏng và trẻ ngừng thở, bạn cần phải bảo ai đó gọi cấp cứu ngay, trong khi đó bạn cần bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ. Nếu bạn ở đó một mình, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo cho trẻ trong vòng hai phút trước, sau đó gọi cấp cứu.


Nếu trẻ bị bỏng và trẻ ngừng thở, bạn cần phải bảo ai đó gọi cấp cứu ngay, trong khi đó bạn cần bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ
Nếu trẻ bị bỏng và trẻ ngừng thở, bạn cần phải bảo ai đó gọi cấp cứu ngay, trong khi đó bạn cần bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ

4.3. Điều trị bỏng cho trẻ tại nhà như thế nào?

Với các vết bỏng độ 1 hoặc độ 2 có thể được điều trị tại nhà. Việc điều trị bỏng tại nhà cho trẻ bao gồm:

  • Làm sạch vết thương: Cởi bỏ quần áo khỏi khu vực bị bỏng. Nếu quần áo dính vào da, bạn đừng cố cởi ra mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Rửa nhẹ vùng da bị bỏng bằng nước máy mát và xà phòng thường. Không cần thiết phải sát trùng da bằng cồn hoặc các chất tẩy rửa khác.

  • Làm mát vùng da: Sau khi làm sạch da, bạn có thể chườm lạnh lên vùng da đó hoặc ngâm vùng da đó trong nước mát (không phải nước đá) trong thời gian ngắn để giảm đau và giảm mức độ bỏng cho trẻ. Tránh đặt đá trực tiếp lên da vì điều này có thể vô tình làm da bị tổn thương thêm.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Để ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết bỏng sâu, bạn có thể bôi lô hội hoặc kem có chứa kháng sinh, chẳng han như Bacitracin. Không bôi thuốc mỡ hoặc các chất khác như mù tạt, lòng trắng trứng, dầu hoa oải hương, dầu emu, kem đánh răng... Giữ vết bỏng sạch sẽ bằng cách rửa vùng bị bỏng hàng ngày bằng xà phòng và nước.

Các vết bỏng nhẹ có thể được băng lại bằng băng nếu bạn muốn. Vết bỏng hình thành mụn nước nên được bằng lại sạch sẽ. Bạn cần thay bằng một hoặc hai lần mỗi ngày cho trẻ.

Bạn cần cố gắng giữ cho trẻ không làm vỡ các vết phồng rộp da vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Hãy để vết phồng tự vỡ và chảy nước ra

  • Phòng ngừa uốn ván: Nếu trẻ chưa được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần đây và vết bỏng từ mức độ 2 trở nên, bạn cần cho trẻ tiêm phòng uốn ván.
  • Điều trị cơn đau: bạn có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen nếu cần để giảm đau. Nếu sử dụng những loại thuốc này rồi mà trẻ vẫn không thấy đỡ đau, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Những trường hợp trẻ bị bỏng nặng hoặc vết bỏng lớn có thể cần phải kê đơn thuốc giảm đau.

  • Tránh gãi da: khi bị bỏng, trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy tại vùng da bị bỏng khi vết thương bắt đầu lành lại. Bạn cần cố gắng tránh không cho trẻ gãi, điều này giúp cho vết thương nhanh liền hơn. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc kháng histamin để giảm ngứa.

Bảo vệ vết bỏng tránh khỏi ánh nắng mặt trời trong một năm, bằng kem chống nắng hoặc quần áo
Bảo vệ vết bỏng tránh khỏi ánh nắng mặt trời trong một năm, bằng kem chống nắng hoặc quần áo

4.4. Cần làm gì khi trẻ bị bỏng do hóa chất?

Bỏng do dung dịch kiềm, axit hoặc các hóa chất khác có thể trông giống như bỏng nắng nhưng nó nghiêm trọng hơn nhiều.

Khi phát hiện trẻ bị bỏng do hóa chất bạn cần làm ngay các việc sau:

  • Cởi bỏ quần áo của trẻ nếu hóa chất còn dính trên đó, cắt bỏ quần áo nếu cần.
  • Nếu hóa chất khô như bột, hãy tìm cách an toàn để phủi nó khỏi da của trẻ như đeo găng tay,...
  • Rửa sạch vùng bị bỏng bằng nước mát trong ít nhất 15 phút và rủa nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Cẩn thận không để hóa chất dính vào mắt trẻ.
  • Nhẹ nhàng lâu khô bằng vải sạch.
  • Quấn vết thương bằng băng khô và vô trùng. Không dùng bông vì nó có thể dính vào vết thương.
  • Nếu hóa chất văng vào mắt, hãy rửa mắt trong 20 phút dưới vòi nước mát.
  • Không bôi bất kỳ loại kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ nào.

Cần nhanh chóng đưa con bạn đến bệnh viện trong các trường hợp sau:

  • Bỏng hóa chất đã thâm nhập vào da của trẻ gây bỏng cấp độ 2 trở lên.
  • Vết bỏng có đường kính lớn hơn 2 inch.
  • Vết bỏng trên tay, chân hoặc vùng sinh dục.
  • Hóa chất văng vào mắt, cần rửa mắt trong 20 phút sau đó đưa trẻ đến bệnh viện.

4.5. Cách nhận biết vết bỏng bị nhiễm trùng

Nếu trẻ bị bỏng và có các dấu hiệu nhiễm trùng sau hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Đau tăng lên.
  • Vết bỏng sưng quá mức.
  • Vết thương sưng tấy
  • Mức độ đỏ của vết thương tăng lên.
  • Một vết phồng rộp chứa đầy dịch màu nâu hoặc xanh lục.
  • Vết bỏng chảy dịch hoặc mủ.
  • Có mùi lạ từ vết bỏng.
  • Trẻ bị sưng hạch bạch huyết.
  • Trẻ sốt.
  • Các vết đỏ lan ra từ vết bỏng.

4.6. Các biện pháp ngăn ngừa sẹo do bỏng ở trẻ

Để giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo, bạn cần che phủ vùng da bị bỏng của trẻ cho đến khi da mới lành lại và không bị chảy nước. Bảo vệ vết bỏng tránh khỏi ánh nắng mặt trời trong một năm, bằng kem chống nắng hoặc quần áo.

Vết bỏng nghiêm trọng có nhiều khả năng để lại sẹo hơn bỏng nhẹ.


Bảo vệ vết bỏng tránh khỏi ánh nắng mặt trời trong một năm, bằng kem chống nắng hoặc quần áo
Bảo vệ vết bỏng tránh khỏi ánh nắng mặt trời trong một năm, bằng kem chống nắng hoặc quần áo

5. Các biện pháp phòng tránh bỏng ở trẻ em

Da trẻ em mỏng hơn da người lớn nên dễ bị bỏng hơn. Trẻ em dưới 4 tuổi cũng có nhiều nguy cơ bị các biến chứng do bỏng hơn. Những việc bạn cần làm để giảm nguy cơ bị bỏng cho con bạn đó là:

  • Không bao giờ để thức ăn nấu nướng trên bếp khi con bạn ở gần.
  • Không bế trẻ trong khi đang nấu ăn.
  • Khi đun nấu, cần quay phần quai xoong nồi, chảo vào bên trong, để tránh trẻ với lên làm đổ thức ăn nóng vào người.
  • Đừng để con bạn ngồi trong lòng khi đang uống đồ uống nóng và không cố gắng bế trẻ bằng một tay và tay kia cầm đồ uống nóng.
  • Đặt thức ăn và đồ uống nóng cách xa các cạnh của bàn, bệ bếp. Không đặt chúng lên miếng lót hoặc khăn trải bàn mà trẻ có thể kéo xuống.
  • Để giảm nguy cơ bỏng trong bồn tắm, hãy đặt nước nóng của bạn không quá 48oC. Dạy con bạn không chạm vào tay cầm của vòi khi đang tắm.
  • Để bàn là, máy uốn tóc, nến thắp sáng và các nguy cơ gây bỏng tiềm ẩn ngoài tầm với của trẻ.
  • Sử dụng tấm chắn lò sưởi phía trước lò sưởi của bạn và giữ con bạn không ở trong khu vực này. Hãy nhớ rằng phải mất hơn một giờ để lò sưởi gas nguội hẳn sau khi tắt.
  • Giữ cho con bạn tránh xa bếp củi, lò sưởi, lò nướng thịt.
  • Che các ổ cắm điện bằng nắp ổ cắm và để dây điện xa tầm tay của trẻ.
  • Kiểm tra ghế ô tô của con bạn trước khi đặt bé vào đó.
  • Kiểm tra nhiệt độ của thiết bị, đồ chơi bằng kim loại chẳng hạn như cầu trượt, xích đu trước khi đưa con bạn lên đó.
  • Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa của trẻ hoặc đồ uống khác cho trẻ.
  • Sử dụng máy phun sương làm mát hoặc máy tạo ẩm. Để máy xông hơi ướt cách xa con bạn.

Bỏng nhiệt là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong do tai nạn ở trẻ em trên toàn thế giới. Cách tốt nhất để bảo vệ con bạn đó là giữ cho trẻ tránh xa các tác nhân gây bỏng, luôn để trẻ trong tầm mắt của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, webmd.com, uptodate.com, mayoclinic.org, who.int

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe