Cảnh giác: Con bạn có thể đang sử dụng quá nhiều kem đánh răng

Hiện nay rất nhiều trẻ em bị sâu răng. Để bảo vệ răng miệng cho con, bạn cần hướng dẫn bé chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa rõ trẻ nhỏ có cần kem đánh răng hay không, chọn loại nào và dùng bao nhiêu kem đánh răng mỗi lần?

1. Cho trẻ dùng bao nhiêu kem đánh răng mỗi lần?

Cách tốt nhất để đánh răng cho con là sử dụng một bàn chải đánh răng nhỏ, mềm và một ít kem đánh răng có chứa fluor. Bạn có thể chọn bất kỳ loại kem đánh răng nào có chứa fluor. Lưu ý rằng nhiều loại kem đánh răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được bán trên thị trường không chứa florua.

Ngay khi răng của con bắt đầu nhú lên, hãy dùng một ít kem đánh răng cho trẻ có kích thước bằng hạt gạo. Sau khi bé được 3 tuổi, bạn có thể sử dụng một lượng cỡ hạt đậu. Đảm bảo làm theo các khuyến nghị này và hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi để tránh cho trẻ hấp thụ quá nhiều florua.

Fluor mang đến một số lợi ích cho những chiếc răng đang phát triển của trẻ. Khoáng chất này tăng cường men răng, chống lại axit và vi khuẩn có hại, từ đó ngăn ngừa sâu răng. Trẻ nhỏ có thể nhận được florua từ kem đánh răng, nước và các chất bổ sung nếu cần. Nước đóng chai và nước trái cây cũng có thể chứa florua, mặc dù không phải lúc nào cũng được ghi trên nhãn. Đôi khi nha sĩ cũng sẽ phủ một lớp dầu bóng có chứa fluor lên răng của bé trong mỗi lần đến khám răng.

Hầu hết các nguồn cung cấp nước trong thành phố đều được tăng cường đủ fluor. Nếu bạn lấy nước từ giếng, nên cân nhắc mua một bộ xét nghiệm nguồn nước từ sở y tế địa phương hoặc hiệu thuốc. Nếu hàm lượng florua <0,3‰ (nhỏ hơn 0,3 phần triệu), hãy hỏi nha sĩ có nên cho trẻ uống bổ sung flour hay không.

Lưu ý, chỉ một ít florua sẽ tốt cho răng của con bạn, nhưng nuốt quá nhiều florua theo thời gian có thể dẫn đến việc nhiễm fluor. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các đốm trắng trên răng của con. Đó là lý do tại sao không nên sử dụng quá nhiều kem đánh răng cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ chưa biết cách súc miệng và nhổ ra.

Một số nha sĩ cũng khuyên bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng của bé. Thời điểm tốt nhất để dùng chỉ nha khoa là ngay sau khi trẻ đánh răng để chỉ nha khoa mang florua từ kem đánh răng xuống kẽ răng.


Cha mẹ nên lựa chọn loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ
Cha mẹ nên lựa chọn loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ

2. Khi nào có thể cho trẻ bắt đầu tự đánh răng?

Mặc dù trẻ dưới 7 tuổi có thể không thành thạo việc tự đánh răng, nhưng bố mẹ nên để con thử và tập dần ngay khi bé sẵn sàng. Quy tắc chung khi trẻ đánh răng là:

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn tối
  • Nhẹ nhàng chải răng ở cả mặt trong và mặt ngoài
  • Đừng quên làm vệ sinh lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng
  • Dạy con súc miệng sạch bằng nước để tránh nuốt kem đánh răng.

Khi bắt đầu dạy con tự đánh răng đúng cách, bố mẹ đồng thời cũng đánh răng cùng với bé, sau đó kiểm tra răng của nhau xem có sạch không. Nói với con rằng bạn đã phát hiện được những nơi bé quên làm sạch, đồng thời để con tìm kiếm và phát hiện “lỗi” đánh răng của bạn.

Nếu con quấy khóc khi đến giờ đánh răng, bạn có thể mua cho con một chiếc bàn chải có nhân vật hoạt hình yêu thích. Bạn cũng có thể chuẩn bị cho con nhiều bàn chải với nhiều màu sắc khác nhau, sau đó để trẻ chọn cái muốn dùng trong giờ chải răng ngày hôm đó. Đừng quên thay bàn chải đánh răng mới cho bé khi thấy lông bàn chải bắt đầu mòn hoặc bong ra.

Giải pháp khác là để trẻ đánh răng trong lúc đang phân tâm, ví dụ như xem tivi, giúp trẻ dần quen với mùi vị và cảm giác khi đánh răng. Một phụ huynh gợi ý đánh răng cho con khi bé đang chơi trong bồn tắm. Bạn có thể chải răng cho các chú vịt nhựa và những đồ chơi khác của con, bảo rằng “các bạn” đều sạch sẽ khi vào bồn tắm và khuyên con làm theo.

3. Phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em chủ yếu là do các bé hay ăn vặt, nhưng lại chưa biết vệ sinh răng sạch sẽ. Đồ ngọt (bao gồm trái cây, trái cây sấy khô, nước trái cây và các loại thực phẩm như bơ đậu phộng và thạch rau câu...) và tinh bột (như bánh mì, bánh quy, mì ống,...) có thể góp phần gây sâu răng.


Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em chủ yếu là do các bé hay ăn vặt
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em chủ yếu là do các bé hay ăn vặt

Bạn có thể khuyến khích trẻ dùng những thực phẩm này vào bữa ăn chính thay vì ăn vặt để chúng dễ bị phân hủy và không bám trên răng quá lâu. Ăn những món này cùng với nước cũng rất hữu ích. Ngoài hạn chế cho con ăn vặt, bố mẹ cũng cần bổ sung nhiều chất xơcanxi trong bữa ăn để răng của bé phát triển tốt hơn.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đưa con đến gặp nha sĩ trong vòng 6 tháng sau khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên hoặc trước ngày sinh nhật 1 tuổi. Nếu bạn chưa đưa con đi khám răng, hãy sắp xếp thời gian tiến hành càng sớm càng tốt. Sau đó làm theo hướng dẫn của nha sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe