Giải phẫu, chức năng, sơ đồ của các sợi nhụy mũi

Các sụn mũi của một người được tái tạo bằng sáp. Các sụn mũi bên hay các sợi nhụy mũi uốn cong theo các mức độ khác nhau theo chiều ngang và hướng lên trên bờ dưới của nó, nơi nó đè lên. Độ cong lớn hơn về phía trước và giảm dần về phía sau đến mức sụn nằm bằng phẳng. Vậy làm thế nào để biết các sợi nhụy mũi hay sụn mũi có phát triển không?

1. Giải phẫu mũi

Mũi là phần đầu tiên của hệ thống hô hấp, nó có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi thông qua lớp niêm mạc có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc và tổ chức bạch huyết.

Mũi là cơ quan khứu giác, có thể cảm nhận được các mùi khác nhau. Mũi gồm 3 phần: Mũi ngoài, mũi trong hay còn gọi là ổ mũi và các xoang cạnh mũi.

1.1. Mũi ngoài

Mũi ngoài lồi lên ở phần giữa khuôn mặt của mỗi người, có hình dạng tháp 3 mặt mà mặt nhỏ nhất là 2 lỗ mũi trước, 2 mặt tháp còn lại chính là 2 bên mũi.

Phía trên là gốc mũi, ở giữa 2 mắt và một gờ dọc tiếp tục từ gốc mũi xuống dưới là sống mũi, tận cùng là đỉnh mũi. Sau sống mũi là vách mũi, 2 bên tương ứng là 2 cánh mũi.

Giữa vách mũi và cánh mũi là 2 lỗ mũi trước. Còn giữa cánh mũi và má là rãnh mũi má.


Khung xương sụn của mũi ngoài (1. Xương mũi 2. Các sụn mũi)
Khung xương sụn của mũi ngoài (1. Xương mũi 2. Các sụn mũi)

1.2. Mũi trong (ổ mũi)

Mũi trong gồm có 2 ổ mũi, nằm ngay dưới nền sọ và trên khẩu cái cứng, hai ổ mũi cách nhau bởi vách mũi, thông với bên ngoài qua lỗ mũi trước và thông với hầu qua lỗ mũi sau.

Mỗi ổ mũi gồm có 4 thành: Thành trong, thành ngoài, thành trên và thành dưới. Có nhiều xoang nằm trong các xương lân cận đổ vào mũi. Mũi trong bao gồm các thành phần chính:

  • Tiền đình mũi: Là phần đầu tiên của ổ mũi, hơi phình ra và tương ứng với phần sụn cánh mũi lớn. Phần lớn tiền đình mũi được lót bởi một lớp da có nhiều lông và tuyến nhầy để ngăn chặn bụi và dị vật xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Lỗ mũi sau: Là nơi thông thương giữa ổ mũi với tỵ hầu. Gồm 2 lỗ, cách nhau bởi vách mũi.
  • Thành mũi trong: Thành mũi trong hay vách mũi có có hai phần, phần sụn ở trước, gồm trụ trong sụn cánh mũi lớn (tạo nên phần màng di động phía dưới của vách mũi) sụn vách mũi và sụn lá mía mũi. Phần xương ở sau là do mảnh thẳng đứng của xương sàng và xương lá mía tạo nên.

Thành trong của mũi (1. Xoang bướm 2. Xương lá mía 3. Lỗ mũi sau 4. Mảnh thẳng đứng xương sàng 5. Sụn vách mũi 6. Khẩu cái cứng)
Thành trong của mũi (1. Xoang bướm 2. Xương lá mía 3. Lỗ mũi sau 4. Mảnh thẳng đứng xương sàng 5. Sụn vách mũi 6. Khẩu cái cứng)
  • Trần ổ mũi: Trần của ổ mũi là do một phần của các xương: mũi, trán, sàng và thân xương bướm tạo nên.
  • Nền ổ mũi: Nền ổ mũi là khẩu cái cứng, ngăn cách giữa ổ mũi và ổ miệng.
  • Thành mũi ngoài: Được tạo nên bởi xương hàm trên, xương mũi, xương lệ, mảnh thẳng xương khẩu cái, mê đạo sàng và mỏm chân bướm. Có 3 đến 4 mảnh xương cuốn cong, nhô vào ổ mũi, được gọi là các xoăn mũi: Xoăn mũi dưới, xoăn mũi giữa, xoăn mũi trên và đôi khi có thêm xoăn mũi trên cùng. Các xương xoăn mũi thì tạo với thành ngoài ổ mũi các ngách mũi tương ứng.
  • Niêm mạc mũi: Lót mặt trong ổ mũi, liên tục với niêm mạc các xoang và niêm mạc hầu ... Niêm mạc mũi được chia thành 2 vùng: Vùng khứu giác, gần trần ổ mũi và niêm mạc có nhiều đầu mút thần kinh khứu giác. Vùng hô hấp là phần lớn phía dưới ổ mũi. Niêm mạc thì có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc, tổ chức bạch huyết có chức năng sưởi ấm, làm ẩm không khí, lọc bớt bụi và sát trùng không khí trước khi vào phổi.

Thành ngoài ổ mũi (1. Xoang trán 2. Ngách mũi giữa 3. Ngách mũi dưới)
Thành ngoài ổ mũi (1. Xoang trán 2. Ngách mũi giữa 3. Ngách mũi dưới)

1.3. Các xoang cạnh mũi

Các xoang cạnh mũi gồm có 4 đôi xoang là: Xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Bình thường đây đều là các xoang rỗng, thoáng và khô ráo, chứa không khí. Các xoang này có nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, ngoài ra chúng còn có khả năng làm ẩm niêm mạc mũi, sưởi ấm không khí và làm nhẹ khối xương đầu mặt.

  • Xoang hàm trên: Xoang hàm trên là xoang lớn nhất, nằm trong xương hàm trên và hai bên ổ mũi. Xoang hàm trên đổ vào mũi ở ngách mũi giữa.
  • Xoang trán: Xoang trán bao gồm 2 xoang phải và trái cách nhau bởi vách xương trán và thường không cân xứng nhau, đổ vào ngách mũi giữa qua ống mũi trán.
  • Xoang sàng: Xoang sàng nằm trong mê đạo sàng. Gồm có 3 – 18 xoang nhỏ, chia thành 3 nhóm. Nhóm trước và giữa thường được gọi chung là xoang sàng trước đổ vào ngách mũi giữa. Nhóm sau còn được gọi là xoang sàng sau đổ vào ngách mũi trên.
  • Xoang bướm: Xoang bướm nằm ở trong thân xương bướm. Đổ vào ngách mũi trên hoặc là ngách mũi trên cùng.

2. Chức năng của mũi

2.1. Hô hấp

Chức năng chính của mũi là cung cấp và điều hòa không khí cho phần còn lại của hệ thống hô hấp. Sự thông khí bình thường là điều kiện cần thiết đối với hoạt động bình thường của hô hấp.

Mũi làm ấm, ẩm và làm sạch không khí là nhờ niêm mạc mũi, mạng lưới mạch máu. Bụi, vi trùng, các dị vật nhỏ thì được giữ lại ở tiền đình mũi bởi lông mũi, lớp nhầy. Các tế bào lông chuyển chuyển động với nhịp độ từ 400 đến 800 nhịp trên 1 phút. Không khí vào đến phổi sẽ được thanh lọc đáng kể. Nếu thở đường miệng thì các dị vật sẽ đi vào thẳng họng, thanh quản, khí quản, phế quản và dễ gây nên bệnh.

Hệ thống tế bào ở hạ niêm mạc, sản sinh ra các thực bào và dịch thể miễn dịch, chẳng hạn như các loại IgE, IgG, IgA, IgM...

Ngoài ra, thở đường mũi còn có công dụng tạo một áp lực âm tính ở đường hô hấp dưới. Hiện tượng này bảo đảm được sự thông khí tốt ở phổi và đưa vào một khối lượng oxy lớn hơn khi thở đường miệng.

Sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần của mũi có thể dẫn tới một số bệnh của đường hô hấp như: Viêm họng, viêm khí quản, phế quản, ...

2.2. Khứu giác

Mũi cũng đóng vai trò chính ở trong hệ thống khứu giác. Mũi là khu vực của những tế bào thần kinh khứu giác và chịu trách nhiệm để con người cảm nhận được mùi. Chức năng khứu giác được thực hiện bởi niêm mạc ngửi ở khoang trên có chứa tuyến khứu giác và các tế bào thần kinh cảm giác, diện tích 2 – 3 cm2.

Niêm mạc ở vùng này có màu đỏ gạch, mỏng, ít tuyến, ít mạch máu, ít lông tuyến.

Các chất có mùi hoà tan trong lớp màng nhầy trên tế bào cảm giác, tạo kích thích đến dây thần kinh khứu giác. Các tế bào thần kinh có hình dạng giống như các lông mao. Thông thường thì mỗi người có khoảng 1 tỷ các tế bào khứu giác. Do đó, diện tích tiếp xúc của các phân tử mùi với các tế bào khứu giác sẽ khoảng từ 500 – 700 cm2.

Các tế bào khứu giác sẽ có nhiệm vụ chuyển những kích thích đó về hành khứu. Ở hành khứu có những tế bào trung gian chuyển những xung động qua củ khứu rồi về các trung tâm khứu giác ở vỏ não của bạn. Các trung tâm này sẽ có nhiệm vụ phân tích mùi.

Khứu giác là giác quan đầy tính chất bản năng và có tính chất gợi nhớ lâu dài, mà người ta gọi là quen hơi. Mũi rất dễ bị tổn thương và dẽ bị rối loạn chức năng khứu giác. Tắc mũi thường ảnh hưởng lớn đối với việc nhận biết mùi. Ngoài ra, khứu giác sẽ kích thích phản xạ tiết nước bọt và dịch vị ở dạ dày.

2.3. Phát âm

Lời nói thường sẽ được tạo ra bởi áp lực từ phổi. Tuy nhiên, ở một số người có thể phát ra lời nói bằng cách sử dụng không khí từ mũi, được gọi là âm mũi. Hố mũi sẽ phát ra những giọng mũi và tiếp thu những rung động của không khí trong khi phát âm và biến nó thành những kích thích chủ trì sự phối hợp các cơ họng và thanh quản, đóng vai trò rất quan trọng trong phát âm.

Để phát ra âm thanh từ mũi, chúng ta cần phải hạ thấp vòm miệng để phát ra các nguyên âm và phụ âm bằng cách để không khí thoát ra từ miệng và mũi. Mũi có tác động tới giọng nói, tạo âm sắc, độ vang riêng biệt của từng người. Khi hốc mũi bị bịt kín hoặc tịt lỗ mũi sau hay trước, giọng nói sẽ ị mất độ vang, thay đổi âm sắc được gọi là giọng mũi kín.


Sụn mũi cung cấp cấu trúc và nâng đỡ cho mũi
Sụn mũi cung cấp cấu trúc và nâng đỡ cho mũi

3. Giải phẫu và chức năng các sụn mũi

Các sụn mũi cung cấp cấu trúc và nâng đỡ cho mũi. Chúng được cấu tạo chủ yếu từ sụn hyalin, được đóng gói dày đặc với collagen, một loại protein cấu trúc và một số thành phần khác. Các sụn mũi có thể phân chia thành một số loại, bao gồm :

  • Sụn mũi nhỏ là những bộ đệm mũi nhỏ liên kết giữa các xương mũi lớn với các sụn mũi hai bên
  • Sụn ​​Alar lớn hơn là một loại sụn mềm dẻo, linh hoạt, tạo nên một phần cấu trúc của lỗ mũi.
  • Sụn ​​cánh mũi hay còn gọi là sụn mũi bên có cấu trúc hình tam giác, nằm bên dưới xương mũi.
  • Sụn ​​vách ngăn - còn được gọi là sụn tứ giác vì nó có hình dáng gần giống tứ giác - ngăn cách các lỗ mũi. Nó cũng kết nối xương mũi và các sụn bên.
  • Sụn ​​cánh mũi, còn được gọi là sụn Jacobson hoặc sụn Vomeronasal, kết nối vách ngăn mũi (bức tường sụn ngăn cách hai đường thở của mũi) và xương lá mía (một mảnh xương phẳng, mỏng ngăn cách hai lỗ mũi). Đây là cơ quan mùi hương của cơ thể phát hiện pheromone, hóa chất có thể ảnh hưởng đến hành vi của người khác ngửi thấy chúng.

Mũi chịu trách nhiệm chính là hô hấp, nhận thức khứu giác và phát âm. Một khi mũi bị viêm, nghẹt, chúng sẽ ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của mũi. Các sụn bên trong mũi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc và nâng đỡ cho mũi, đồng thời tạo ra các mối liên kết giữa các phần của mũi với nhau thành một thể thống nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline, Youmed

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe