Dị ứng thực phẩm ở bà mẹ mang thai

Nguyên tắc chung đối với phụ nữ khi mang thai là nên ăn một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho mẹ và em bé những dưỡng chất cần thiết giúp có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy trong trường hợp dị ứng thực phẩm khi mang thai, các bà mẹ nên làm gì?

1. Dị ứng thực phẩm là gì?

Phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm có thể được mô tả là một phản ứng không thích hợp của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với việc ăn phải một loại thực phẩm mà hầu hết mọi người không gây ra tác dụng phụ.

Tùy theo mỗi cá thể mà phản ứng dị ứng với thực phẩm có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Theo đánh giá, trong dị ứng thực phẩm, hệ thống miễn dịch không nhận ra là thành phần protein an toàn của thực phẩm mà cá nhân nhạy cảm, đây được gọi là chất gây dị ứng. Sau đó, hệ thống miễn dịch thường tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE) chống lại chất gây dị ứng, kích hoạt các tế bào khác giải phóng các chất gây viêm.

Những phản ứng dị ứng với thực phẩm thường xuất hiện ở một bộ phận của cơ thể và các triệu chứng có thể bao gồm: rối loạn dạ dày, phát ban, chàm, ngứa da hoặc miệng, sưng tấy các mô (ví dụ: môi hoặc cổ họng) hoặc khó thở. Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ , trong đó huyết áp giảm nhanh và sốc nặng.

2. Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến thai nhi như nào?

Dị ứng thực phẩm ở bà bầu nghiêm trọng cần được điều trị y tế, chẳng hạn như adrenaline để gây sốc phản vệ, có khả năng điều này sẽ liên quan đến việc ăn các thực phẩm như trứng, cá, sữa, đậu phộng, hạt mè, động vật có vỏ, đậu nành, hạt cây và lúa mì. Nếu mua thực phẩm ở chợ nông sản, hãy nói chuyện với người bán để đảm bảo rằng, chất gây dị ứng với bạn không có trong sản phẩm bạn mua.

Có một chia sẻ rằng, nếu bạn đã được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm trước khi mang thai, bạn có thể chịu đựng được khi mang thai. Tuy nhiên đây không phải là sự thật, bởi các triệu chứng dị ứng có thể không thay đổi và nếu bạn cố gắng ăn loại thực phẩm kích thích đó trong khi mang thai, điều này có thể gây ra các tác động đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như phản ứng phản vệ, sau đó gây ra các vấn đề cho cả bạn và em bé.

Dị ứng thực phẩm khi mang thai được biết là có tính chất di truyền. Mặc dù dị ứng thực phẩm là rất hiếm, nhưng em bé của một người mẹ được chẩn đoán dị ứng sẽ có nhiều khả năng phát triển với các triệu chứng tương tự.

Hút thuốc khi mang thai cũng có thể khiến thai nhi dễ bị dị ứng. Vì thế trong quá trình mang thai phụ nữ không nên hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.

Khám thai định kỳ tại Vinmec
Mẹ bầu bị dị ứng thực phẩm nên gặp bác sĩ để có tư vấn kịp thời

3. Có thể làm gì để kiểm soát dị ứng thực phẩm khi mang thai?

Khi bạn đang lên kế hoạch mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để thảo luận về tác động của bệnh dị ứng đối với bạn và em bé cũng như cách kiểm soát các triệu chứng. Cũng có thể hữu ích khi nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn về các loại thực phẩm phù hợp để bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, trong các nhóm thực phẩm bạn có thể ăn.

Nếu bạn phát hiện ra mình đang mang thai và lo lắng về thuốc dị ứng của mình, bạn nên tiếp tục dùng thuốc theo toa và sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ đa khoa để thảo luận về những vấn đề hiện tại. Một số loại thuốc phụ thuộc vào việc sử dụng liên tục, chẳng hạn như thuốc hít và nếu bạn giảm hoặc ngừng uống, có thể làm thay đổi mức độ đề kháng và làm cho vấn đề của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Khi bạn mua thuốc theo toa hoặc mua thuốc không kê đơn tại hiệu thuốc, hãy cho dược sĩ biết rằng bạn đang mang thai và họ sẽ có thể tư vấn cho bạn về mức độ phù hợp của thuốc.

Đối với những người có thể đã trải qua một chương trình trị liệu miễn dịch, bạn cũng nên thảo luận điều này với bác sĩ trị liệu để quyết định xem có phù hợp tiếp tục trong khi mang thai hay không.

Vì thế, để tránh dị ứng thực phẩm khi mang thai, các mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng những thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Những thức ăn ôi thiu, tái, sống không nên ăn trong giai đoạn này. Nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

359 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lohatidin
    Công dụng thuốc Lohatidin

    Thuốc Lohatidin có thành phần chính là Loratadin, đây là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Để sử dụng thuốc hiệu quả, độc giải có thể tham khảo thông tin trong bài ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • allex
    Công dụng thuốc Allex

    Thuốc dị ứng Allex có thành phần chính là Artinidia Arguta Extract, có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm các triệu chứng của dị ứng. Thuốc Allex thường được dùng trong các trường hợp hen, viêm xoang, viêm ...

    Đọc thêm
  • Eurodora
    Công dụng thuốc Eurodora

    Thuốc EuroDora được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng từng đợt hoặc dai dẳng, giảm các triệu chứng mày đay tự phát mãn tính (ngứa, phát ban). Vậy cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Antinaus
    Công dụng thuốc Antinaus 50

    Thuốc Antinaus 50mg thường được sử dụng để giảm hoặc ngăn ngừa một số loại dị ứng bằng cách ngăn chặn tác động của histamin. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng ở bệnh nhi dưới 2 tuổi ,vì nguy ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Acedexphen 25
    Công dụng thuốc Acedexphen 25

    Acedexphen 25 là thuốc thuộc nhóm kháng Histamin, được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng. Để biết công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo thông tin ...

    Đọc thêm