Ăn khoai mỡ nhiều có tốt không?

Khoai mỡ là một loại rau củ có nguồn gốc từ Châu Á, Châu Phi và Carribean. Chúng thường bị nhầm với khoai lang. Tuy nhiên, khoai mỡ ít ngọt và nhiều tinh bột hơn. Những loại củ này có giá trị dinh dưỡng cao, đa năng và có thể có lợi cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe, những lưu ý và dinh dưỡng của khoai mỡ.

1. Đặc điểm của khoai mỡ

  • Tên gọi: khoai mỡ thuộc họ Củ nâu với tên khoa học là Dioscorea alata. Trong đông y, khoai mỡ có tên là Mao thử. Tên gọi là cây khoai mỡ nhưng thực ra thân cây là dạng dây leo thân mềm.
  • Hình dạng: lá cây lớn nổi rõ 5 gân lá. Củ có hình dáng đa dạng và to, thịt củ cũng có màu sắc đa dạng từ màu trắng, vàng tím hoặc hồng tuỳ theo độ chín của củ. Màu sắc của củ cũng dùng để phân loại cây. Màu sắc của khoai mỡ được tạo ra bởi anthocyanin – đây cũng là chất chống oxy hoá. Các nghiên cứu cho thấy trong khoai mỡ có 2 loại anthocyanin : cyanidin và peonidin. Khoai mỡ có màu nâu mà khi nhìn bên ngoài trông giống như vỏ cây. Thịt củ có nhiều màu khác nhau tùy thuộc vào độ chính của củ, các màu có thể có của thịt củ bao gồm màu trắng, vàng, tím hoặc hồng.
  • Đất trồng phù hợp: cây phát triển phù hợp trên nền đất phèn, ví dụ: ở khu vực Đồng Tháp Mười.
  • Thành phần chất dinh dưỡng: trong 100g khoai mỡ nấu chín chứa: 140 cal, 27g carbohydrate, 1g protein, 0,1g chất béo, 4g chất xơ. Thành phần dinh dưỡng chia theo giá trị dinh dưỡng: 0,83% Natri ; 13,5% Kali ; 2% canxi ; 4% sắt ; 40% vitamin C ; 4% vitamin A. Ngoài ra khoai mỡ còn chứa một số chất vi lượng khác như : sắt, đồng, mangan ...
  • Đặc điểm của khoai mỡ theo đông y: vị ngọt, tính bình, không độc. tác dụng chính là bổ tỳ, phế, sáp tinh khí, tiêu thũng, làm giảm đau.

Ăn khoai mỡ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe
Ăn khoai mỡ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe

2. 13 Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng của khoai mỡ

  • Khoai mỡ chứa nhiều chất bổ dưỡng: khoai mỡ chứa phần trăm giá trị hàng ngày về chất xơ, kali và mangan. Những chất dinh dưỡng và khoáng chất này là chìa khóa để duy trì sức khỏe xương, sức khỏe tim mạch, tăng trưởng và trao đổi chất. Khoai mỡ cũng chứa đồng và vitamin C là những chất cần thiết cho sức khoẻ máu. Đồng giúp hấp thụ sắt và sản xuất hồng cầu. Trong khi đó, vitamin C là một chất chống oxy hoá quan trọng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
  • Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá : khoai mỡ chứa tinh bột kháng, hoạt động tương tự chất xơ hoà tan. Về cơ bản khi đi qua dạ dày và ruột sẽ không bị tiêu hoá và cuối cùng đi đến ruột kết và cung cấp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh đồng thời làm tăng các enzym tiêu hoá. Do đó, tinh bột kháng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, mặt khác làm dịu một số rối loạn tiêu hoá, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy và bệnh Crohn.
  • Giúp giảm cân: củ khoai mỡ giúp cung cấp 1 chất xơ có lợi được gọi là glucomannan, được cho là giúp giảm cân. Về cơ bản, khi tiêu thụ chất xơ có thể chuyển thành dạng gel nằm trong dạ dày và cho phép cảm thấy no lâu hơn. Nhờ đó, hạn chế được cảm giác thèm ăn và việc giảm cân đạt được dễ dàng hơn.
  • Cải thiện mức cholesterol: Khoai mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol. Điều này là do chất xơ hoà tan đặc biệt trong khoai mỡ. Chất xơ hoà tan về cơ bản hoạt động bằng cách luân chuyển xung quanh cholesterol, liên kết với nó và loại bỏ nó khỏi cơ thể. Đã có nghiên cứu cho thấy sự thay đổi thực sự về mức cholesterol ở phụ nữ với mức tiêu thụ 510g khoai mỡ mỗi ngày trong 30 ngày. Kết quả đã cho thấy mức cholesterol đã giảm xuống.
  • Có khả năng chống ung thư: Ngoài một số vitamin và khoáng chất quan trọng, khoai mỡ còn có chất chống oxy hoá có thể ngăn ngừa ung thư. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng chế độ ăn giàu khoai mỡ giúp giảm đáng kể khối u ruột kết. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy những kết quả này liên quan đến nhiều chất chống oxy hóa trong khoai mỡ. Hơn nữa, vỏ khoai mỡ của Trung Quốc được phát hiện có tác dụng ngăn ngừa hoặc ức chế các khối u gan. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về tác dụng của khoai mỡ đối với ung thư còn hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu thực hiện trên động vật chứ không phải trên người.
  • Tăng cường chức năng của não: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ chất bổ sung chiết xuất từ khoai mỡ cho thấy não hoạt động tốt hơn những người sử dụng giả dược. Khoai mỡ giàu diosgenin, đây là một hợp chất đặc biệt được biết đến với tác dụng cải thiện sự phát triển của tế bào thần kinh và sức khoẻ tổng thể của não bộ. Ngoài ra, diosgenin đã góp phần tăng cường trí nhớ và kỹ năng học tập ở chuột và các thử nghiệm trên động vật khác.
  • Chống viêm: Tiểu đường, béo phì và bệnh tim có thể gây tình trạng viêm mãn tính. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy khoai mỡ hoặc bột khoai mỡ có tác động đáng kể đến chứng viêm. Các nghiên cứu quan sát thấy rằng khoai lang mỡ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết, loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Trong vỏ ngoài của rễ khoai mỡ chứa nhiều saponin. Saponin là một hợp chất được cho là giúp chống lại chứng viêm và có thể góp phần vào hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Nó thậm chí có thể giúp cơ xương chậu và cơ bụng được thư giãn.

Bé 6 tháng có thể ăn khoai mỡ với hàm lượng phù hợp
Bé 6 tháng có thể ăn khoai mỡ với hàm lượng phù hợp

  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Khoai mỡ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu trên chuột, các con chuột được cho uống 1 liều nước khoai mỡ hoặc bột khoai mỡ hàng ngày. Kết quả là những con chuột này đã giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói cũng như giảm nồng độ hemoglobin A – đo lường kiểm soát lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu khác, những con chuột được cho dùng 1 lượng cao chiết xuất khoai mỡ tím. Những con chuột này có biểu hiện giảm triệu chứng thèm ăn, cải thiện lượng đường trong máu và giảm cân đáng kể. Các phát hiện từ nghiên cứu trên một lần nữa được khẳng định trên 1 nghiên cứu trên chuột khác. Nghiên cứu bổ sung vào chế độ ăn một loại bột khoai mỡ có thể làm giảm đáng kể sự hấp thụ đường trong máu. Ngoài ra, khoai mỡ còn có 1 chất hoạt động gọi là Allantoin. Allantoin được biết đến để điều chỉnh stress oxy hóa. Điều này có nghĩa là khoai mỡ có thể tăng cường chức năng gan và duy trì mức insulin khỏe mạnh.
  • Thúc đẩy khả năng sinh sản: Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khoai mỡ có thể thúc đẩy khả năng sinh sản. Với sự gia tăng các hormone tự nhiên, các loại kem làm từ khoai mỡ hoang dã đang trở thành lựa chọn phổ biến cho những phụ nữ đang tìm kiếm liệu pháp thay thế cho hormone. Điều này là do chất progesterone tự nhiên được tìm thấy trong khoai mỡ hoang dã có tên là Diascorea uillosa.
  • Có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh: một nghiên cứu phát hiện ra rằng khoai mỡ có thể có tác dụng tích cực đến các triệu chứng mãn kinh. Trong một thử nghiệm kéo dài 30 ngày, 24 phụ nữ ở trạng thái sau mãn kinh đã loại bỏ gạo ra khỏi khẩu phần ăn thay vào đó là ăn khoai mỡ ít nhất 2 đến 3 lần 1 ngày. Kết quả là ở những phụ nữ đó phát hiện ra rằng nồng độ estrone và estradiol trong máu của họ tăng gần 30%. Estrone và estradiol là 2 loại hormone sẽ giảm đáng kể trong thời kỳ mãn kinh. Khi khoai mỡ làm tăng 2 loại hormone này có nghĩa là nồng độ estrogen sẽ cải thiện và giảm bớt các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để làm sáng tỏ về cơ chế này của khoai mỡ.
  • Có lợi cho da và tóc: Collagen là chìa khóa để giữ cho da đàn hồi, săn chắc và khoẻ mạnh mà khoai mỡ cực kỳ hữu ích trong việc sản xuất collagen trong cơ thể. Ngoài ra, khoai mỡ cũng rất giàu chất chống oxy hoá đặc biệt có thể xây dựng lại các tế bào, chống lại các gốc tự do và lão hoá sớm trên da. Sự kết hợp của collagen và vitamin C được cung cấp bởi khoai mỡ là cách hoàn hảo để giúp chữa lành làn da và bất kì vết thương nào. Beta-carotene có trong khoai mỡ sẽ giúp tăng trưởng tóc và giữ cho tóc không bị khô hoặc thiếu sức sống.
  • Hỗ trợ có một trái tim khoẻ và ngăn ngừa thiếu máu: Một trong những yếu tố quan trọng của việc giữ một trái tim khỏe mạnh là duy trì ổn định mức natri trong máu. Khoai mỡ giúp ổn định natri bằng cách loại bỏ bất kỳ natri dư thừa nào trong máu từ đó duy trì sức khỏe tim mạch. Thêm vào đó, khoai lang mỡ còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Kali và mangan là các khoáng chất có trong khoai mỡ là chìa khóa để giữ cho các mạch máu hoạt động tốt. Do đó, khoai mỡ giúp kiểm soát huyết áp. Hàm lượng sắt cao trong khoai mỡ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng đa dạng trong khoai mỡ giúp hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu và cải thiện lưu lượng máu.
  • Có thể cải thiện thị lực: Vitamin C trong khoai mỡ hỗ trợ sức khoẻ của mắt. Chúng giúp giảm nguy cơ thoái hoá điểm vàng, một trong những tình trạng khiến thị lực xấu đi theo thời gian kể từ tuổi 50 trở đi.

Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe