Thoái hóa khớp gối là 1 trong 3 bệnh lý phổ biến sau thoái hóa khớp cổ và thắt lưng, theo thống kê bệnh thường gặp ở người cao tuổi chiếm 12% và trên 6% ở người trên 30 tuổi. Thoái hóa khớp gối được chia làm 2 nhóm là bệnh lý do chấn thương và không do chấn thương.
Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Công Hoàng nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối được chia làm 2 nhóm:
Nguyên nhân nguyên phát
- Người cao tuổi
- Cơ địa
- Người chân vòng kiềng
- Bệnh nội tiết (Tiểu đường).
Nguyên nhân thứ phát
- Vận động khớp gối (Sinh cơ học)
- Tăng cân quá mức
- Chấn thương thể thao
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp do Gout.
Sự mất cân bằng giữa quá trình tạo sụn khớp và quá trình bào mòn của khớp gối. Về mặt hình thái, khớp gối sẽ bị tổn thương sụn (Nứt sụn, bào mòn, mất sụn). Khi lớp mạch sụn giữa đầu xương đùi và xương chày không còn, 2 xương đụng với nhau, đây được coi là giai đoạn thoái hóa nặng nhất. Các can thiệp điều trị lúc này không còn hiệu quả.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối đó là những người béo phì. Khớp khối được sử dụng linh hoạt trong quá trình đi lại, nếu cơ thể thừa cân quá nhiều, khớp khối cũng sẽ phải chịu lực tác động nhiều hơn, dẫn đến tổn thương sụn. Nhóm đối tượng thứ hai cũng nằm trong nguy cơ cao bị thoái hóa đó là những người có trục chân không thẳng. Người Việt Nam ít chú trọng tới chỉnh trục chân, trục khớp gối phải thẳng giữa trục xương đùi và trục xương chày.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình và là Bác sĩ chấn thương chỉnh hình uy tín tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Là sự kết hợp của 3 chuyên khoa: Ngoại tiết niệu – Ngoại tiêu hóa – Ngoại chấn thương chỉnh hình. Khoa ngoại tổng hợp có chức năng điều trị nội trú/ ngoại trú/ khám các bệnh về tiết niệu, sinh dục, các bệnh về tiêu hoá, gan mật tụy, các bệnh về xương khớp, thần kinh cột sống.
Trắc nghiệm: Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Võ Sỹ Quyền Năng , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn: Truyền hình Khánh Hòa (KTV)