Thực phẩm phục hồi sức khoẻ sau phẫu thuật đặt stent rất quan trọng đối với các bệnh nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng một chế độ ăn uống cân đối, giàu dưỡng chất là chìa khóa để thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả.
1. Tầm quan trọng của thực phẩm phục hồi sức khoẻ sau phẫu thuật
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chọn thực phẩm phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật đặt stent. Bởi vì, nó không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch, sức mạnh cơ bắp và tốc độ hồi phục vết thương. Dinh dưỡng kém có thể làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngược lại, một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất sẽ hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.
Một trong những chìa khóa để chữa lành vết thương là collagen, một loại protein trong cơ thể cung cấp cấu trúc và hỗ trợ cho da, cơ, xương và các mô liên kết.
Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích rằng việc chữa lành vết thương liên quan đến việc cơ thể thay thế các mô bị tổn thương bằng mô mới và quá trình này đòi hỏi phải tăng lượng calo, protein và các chất dinh dưỡng đặc biệt. Do đó, vết thương sẽ lành nhanh hơn khi chúng ta ăn đủ lượng thực phẩm phù hợp.
Khi bạn đang hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật đặt stent, cơ thể bạn cần:
- Calo: cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Protein: giúp xây dựng, duy trì và sửa chữa các mô cơ thể.
- Vitamin và khoáng chất: giúp sửa chữa và xây dựng lại các mô bị tổn thương.
Nếu không có đủ tất cả những chất này, cơ thể bạn có thể không có đủ nguồn lực để chữa lành vết thương đúng cách, điều này có thể dẫn đến quá trình lành vết thương chậm hơn hoặc thậm chí là biến chứng.
2. Các thực phẩm phục hồi sức khoẻ sau phẫu thuật
2.1 Tập trung vào chất đạm
Protein là thành phần thiết yếu giúp sửa chữa và duy trì các mô cơ thể. Protein không chỉ cần thiết cho việc duy trì cấu trúc cơ bắp mà còn vô cùng quan trọng trong quá trình sửa chữa da và tăng cường khả năng miễn dịch. Việc bổ sung đủ lượng protein sẽ hỗ trợ tối đa quá trình hồi phục.
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra những lời khuyên sau để đảm bảo bạn có đủ chất đạm trong khi đang hồi phục:
- Ưu tiên sử dụng chất đạm trước để tránh trường hợp bạn quá no.
- Thêm một ít hạt vào ngũ cốc hoặc salad của bạn để tăng thêm protein.
- Uống sữa giàu protein trong bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ.
- Sử dụng thức ăn vặt giàu protein như phô mai, bơ đậu phộng và bánh quy giòn, sữa chua Hy Lạp và các loại hạt.
Nhu cầu protein của bạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động của bạn. Ăn quá nhiều chất đạm có thể gây mất nước, các vấn đề về thận và tăng cân. Vì vậy hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên bổ sung bao nhiêu chất đạm trong thời gian hồi phục.
2.2 Chọn ngũ cốc nguyên hạt
Để có hàm lượng protein cao hơn, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế hoặc ngũ cốc trắng. Không giống như ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt chứa các vitamin, khoáng chất và chất xơ lành mạnh cũng như carbohydrate, một số protein và chất béo không bão hòa lành mạnh. Đây là thực phẩm giàu chất đạm và cần bổ sung vào danh sách các thực phẩm giúp phục hồi sức khoẻ sau phẫu thuật đặt stent.
2.3 Tập trung vào các vitamin và khoáng chất
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể có tác động tiêu cực đến việc chữa lành vết thương. Khi bạn chọn ăn gì, hãy đảm bảo rằng bạn đang nhận được nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất quan trọng nhất để chữa lành vết thương.
Vitamin C
Vitamin C được xem như một chất tăng cường miễn dịch và giúp sản xuất collagen. Sự thiếu hụt vitamin C đã được phát hiện là làm chậm quá trình lành vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Các nguồn vitamin C tốt bao gồm: ớt chuông, bông cải xanh, cam, quýt, kiwi, rau chân vịt, dâu tây, cà chua.
Vitamin A
Ít được biết đến hơn vitamin C nhưng không kém phần quan trọng chính là vitamin A, giúp kích thích sản sinh collagen. Bạn có thể nhận đầy đủ vitamin A từ nguồn: quả mơ, dưa lưới, xoài, Cà rốt, bí ngô, Phô mai, Trứng, sữa,...
Tuy nhiên, bạn nên bổ sung vitamin A qua ăn uống thay vì sử dụng chất bổ sung vì nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như khô da, mờ mắt, đau xương và hơn thế nữa.
Kẽm
Kẽm có vai trò trong việc tổng hợp protein và collagen, cũng như sự phát triển và chữa lành mô. Kẽm rất quan trọng đối với mọi giai đoạn của quá trình chữa lành vết thương.
Cách tốt nhất để có được kẽm là thông qua các sản phẩm động vật như: thịt đỏ, cá, sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, thịt gia cầm,...
Sắt
Sắt cung cấp oxy cho vết thương và giúp vết thương mau lành. Các nguồn sắt tốt bao gồm: Thịt đỏ, cá, trứng, bánh mì nguyên hạt, các loại rau có lá màu sẫm, hoa quả sấy khô,...
3. Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng
Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trước tất cả thông tin dinh dưỡng này thì không sao cả - hãy hít một hơi thật sâu. Những lời khuyên dễ dàng để lựa chọn thực phẩm thông minh này sẽ tối đa hóa quá trình chữa bệnh.
- Hãy sáng tạo với món ăn của bạn: Kết hợp carbohydrate của bạn với protein và chất béo lành mạnh, thay vì chỉ ăn protein.
- Nhận đủ lượng calo: Hãy chọn thực phẩm giàu calo mà vẫn có giá trị dinh dưỡng để cung cấp năng lượng nhằm giữ cho cơ thể hoạt động và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Quản lý tốt lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt có thể khiến máu lưu thông kém, làm vết thương khó lành hơn.
- Uống đủ nước: Điều này giúp duy trì sự toàn vẹn của da, quan trọng cho việc lành vết thương. Bởi vì, mất nước khiến làn da của bạn mất đi độ đàn hồi và khiến da dễ bị tổn thương và nhiễm trùng hơn.
- Tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng: Nếu không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua việc chọn thực phẩm phục hồi sức khoẻ sau phẫu thuật, hãy xin lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Việc chăm sóc dinh dưỡng trong giai đoạn hồi phục đòi hỏi sự chú ý đến từng loại thực phẩm bạn chọn và cách bạn kết hợp chúng. Một chế độ ăn uống cân đối, giàu protein, vitamin và khoáng chất là nền tảng vững chắc giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khỏe và hồi phục một cách hiệu quả.