Các vấn đề tiêu hóa phổ biến, bao gồm bệnh trĩ và nứt hậu môn, có thể dẫn đến ngứa, đau rát và khó chịu chung. Vậy làm thế nào để hết đau rát hậu môn và ngồi thoải mái trở lại.
1. Nguyên nhân gây đau rát hậu môn
Hậu môn là lỗ mở bên ngoài của ruột dưới. Phân tích tụ trong trực tràng và được thải ra ngoài cơ thể qua lỗ hậu môn. Nếu đường ruột có vấn đề, bạn cũng có thể cảm thấy đau rát, khó chịu ở hậu môn.
Có một số vấn đề về sức khỏe tiêu hóa có thể gây ngứa hậu môn, đau, nhạy cảm và khó chịu chung ở hậu môn. Dưới đây là một nguyên nhân thường gặp :
- Nứt hậu môn: Đây là một vết rách nhỏ ở lớp da mỏng bên ngoài của hậu môn, mặc dù kích thước nhỏ nhưng có thể cực kỳ đau đớn. Các vết nứt hậu môn thường do phân rất cứng gây ra, nhưng cũng có thể xảy ra do kích thích tiêu chảy nặng.
- Bệnh trĩ: Có một số loại bệnh trĩ, nhưng về cơ bản chúng đều bắt đầu theo cùng một cách - một tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị ứ máu và sưng lên một cách đau đớn.
- Bệnh tiêu chảy: Thường xuyên đi ngoài phân lỏng cùng với việc lau chùi thường xuyên khu vực này có thể gây kích ứng, đau rát, khó chịu ở hậu môn.
- Táo bón: Điều này được đặc trưng bởi phân cứng, không thường xuyên hoặc khó đi ngoài có thể dẫn đến đau rát hậu môn ngay cả khi chúng không gây ra vết nứt hoặc trĩ.
- Bệnh lý da liễu ở vùng hậu môn: các bệnh lý như vẩy nến, nấm, mụn... có thể gây ngứa ngáy, đau rát và chảy máu ở cùng nhạy cảm này. Hơn nữa, vùng da hậu môn thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt không khô thoáng sạch sẽ hoàn toàn khiến cho việc điều trị các bệnh lý về da khó dứt điểm.
- Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn: cách quan hệ tình dục này không được khuyến khích, vì có thể gây nứt hậu môn, tổn thương niêm mạc trực tràng, gây nhiễm trùng hậu môn,... đặc biệt là khi hoạt động quá mạnh.
2. Làm thế nào để hết đau rát hậu môn?
2.1 Điều trị tiêu chảy và táo bón
Nếu bạn đang bị khó chịu ở hậu môn do tiêu chảy hoặc táo bón, việc điều trị tình trạng này cũng là cách làm giảm đau rát hậu môn.
Hỏi bác sĩ về những thay đổi trong chế độ ăn uống, bổ sung chế độ ăn uống hoặc dùng thử thuốc.
Bổ sung chất xơ có thể hữu ích và bạn có thể sử dụng chúng hàng ngày nhưng không nên dùng nhiều hơn liều lượng đề xuất, vì điều đó có thể gây đầy hơi ở một số người.
Bạn cũng có thể được khuyên nên thử:
- Thuốc chống tiêu chảy
- Tăng cường lượng chất xơ ăn kiêng với thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây
2.2 Một số cách làm giảm đau rát hậu môn khác
Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác có thể thực hiện để nhanh chóng giảm bớt sự đau rát, khó chịu ở hậu môn như:
- Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ: Điều quan trọng là giữ cho hậu môn sạch sẽ khỏi mọi chất phân, nhưng tránh sử dụng xà phòng có thể gây kích ứng thêm cho làn da nhạy cảm. Nước ấm có thể mang lại hiệu quả tốt. Thử ngâm mình trong bồn nước ấm trong 15 phút vài lần một ngày khi hậu môn bị kích ứng. Để khu vực này khô tự nhiên hoặc thấm nhẹ bằng khăn sạch thay, vì chà xát.
- Thoa kem hoặc thuốc mỡ tạo hàng rào bảo vệ: Bảo vệ làn da nhạy cảm, đau nhức của bạn khỏi tiếp xúc với phân bằng một lớp kem có thể làm giảm ngứa, đau rát và khó chịu ở hậu môn. Bác sĩ có thể đề nghị một loại kem kê đơn hoặc thuốc mỡ không kê đơn.
- Thoa bột: Thoa một ít bột ngô hoặc bột talc lên khu vực này để mang lại cảm giác thoải mái.
- Uống nhiều nước: Bạn nên uống từ 2 đến 3 lít nước hàng ngày để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.
- Đảm bảo thoáng khí: Độ ẩm có thể gây kích ứng thêm cho vùng da mỏng ở hậu môn. Mặc quần áo rộng rãi và đồ lót bằng cotton có thể cho phép không khí lưu thông và làm dịu cơn đau rát.
- Không lau bằng khăn giấy vệ sinh khô: Thay vì sử dụng giấy vệ sinh khô hãy thử một chiếc khăn ẩm, nhưng bạn cần chắc chắn rằng nó không chứa cồn, chất làm khô da vì có thể làm nặng thêm tình trạng da.
- Làm dịu bằng thuốc tê: Xoa kem hoặc thuốc mỡ có chứa nước cây phỉ có thể gây tê tại chỗ và giảm đau rát, khó chịu ở hậu môn, trong khi kem hydrocortisone có thể làm giảm ngứa hậu môn. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại kem này.
- Tránh tái chấn thương: Nếu bạn vẫn cố gắng đi đại tiện trong khi bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn đang lành, có thể bạn sẽ bị đau dữ dội. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ khác hoặc nứt hậu môn lại trước khi nó được chữa lành. Uống thuốc làm mềm phân có thể giúp đi tiêu dễ dàng hơn giúp cho tình trạng nứt hậu môn và bệnh trĩ lành nhanh hơn.
- Chườm túi nước đá: Điều này không chỉ có công hiệu giảm đau rát khó chịu ở hậu môn mà còn giúp giảm sưng đau do trĩ.
- Uống thuốc giảm đau: Ngoài các cách làm giảm đau rát hậu môn dùng ngoài trên, cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
Những cách làm giảm đau rát hậu môn này chỉ có thể làm giảm tạm thời sự khó chịu ở hậu môn. Bạn cần xác định nguyên nhân gây đau và giải quyết vấn đề sức khỏe tiêu hóa để điều trị hiệu quả gốc bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.