Thuốc Pethidin hay còn được gọi là Pethidin hydroclorid, được chỉ định trong điều trị giảm đau từ vừa đến nặng, bổ trợ trong phẫu thuật lớn và giảm đau sau khi phẫu thuật, giảm đau trong sản khoa. Vậy thuốc Pethidin có tác dụng gì?
1. Công dụng của thuốc Pethidin
Pethidin là thuốc gì? Thuốc Pethidin hay còn được gọi là Pethidin hydro thuộc phân loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid. Thuốc có công dụng trong giảm đau từ vừa đến nặng, bổ trợ trong những trường hợp phẫu thuật lớn, giảm đau sau khi phẫu thuật và giảm đau trong sản khoa. Bên cạnh đó, thuốc Pethidin trong những trường hợp đau dữ dội không chịu được bằng các thuốc giảm đau không gây nghiện, những cơn đau quặn thận và niệu quản, hen tim và phù phổi do suy tâm thất trái cấp, đau do u không chịu được bằng các thuốc giảm đau nhẹ.
Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Pethidin. Vì vậy, trước khi uống thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2. Cách sử dụng thuốc Pethidin
Thuốc Pethidin có tác dụng gì? Thuốc Pethidin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:
- Dạng viên nén có hàm lượng 50mg và 100mg
- Dung dịch tiêm chứa 100mg/ml, 75mg/ml, 50mg/ml, 25 mg/ml
- Dung dịch uống 50mg/ml, 10mg/ml
Cách sử dụng dạng dung dịch uống với nửa cốc nước vì dung dịch không được pha loãng có thể gây tê niêm mạc miệng. Nếu bạn phải uống thuốc nhiều lần thì nên thay bằng dạng tiêm bắp sâu vào cơ mông. Tránh tiêm dưới da vì gây đau và làm cứng da tại vị trí tiêm. Đối với tiêm tĩnh mạch cần giảm liều, tiêm chậm, tốt nhất là phải được pha loãng trước khi tiêm, người bệnh phải nằm và sẵn sàng dự phòng thuốc naloxon, oxy và những phương tiện hỗ trợ hô hấp khác. Bên cạnh đó, khi sử dụng đồng thời với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác như phenothiazin thì cần giảm bớt liều Pethidin (25-50% liều thông thường).
Liều dùng sẽ phụ thuộc độ tuổi của người bệnh đối với trường hợp đau nhiều, nặng và cấp tính:
- Người lớn uống 50-150mg cách nhau 4 giờ đồng hồ. Liều uống của Pethidin tác dụng bằng nửa liều tiêm. Đối với trẻ em liều lượng từ 0,5-2mg/kg.
- Tiêm dưới da và tiêm bắp, người lớn liều lượng từ 25-100mg và lặp lại sau 4 giờ. Đối với trẻ em tiêm bắp từ 0,5-2mg/kg. Đối với người cao tuổi, liều lượng uống giống với liều người lớn.
- Tiêm tĩnh mạch chậm, người lớn dùng liều từ 25-50mg và lặp lại sau 4 giờ.
Hãy sử dụng thuốc Pethidin đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc Pethidin thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không bớt sau 7 ngày. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.
3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Pethidin
Thuốc Pethidin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn và thường gặp có thể kể đến như:
- Buồn nôn, nôn trong giai đoạn đầu
- Táo bón, buồn ngủ
- Khô miệng
- Chán ăn
- Co thắt đường tiết niệu và đường mật
- Tim đập chậm hoặc đập nhanh
- Đánh trống ngực
- Sảng khoái
- Phát ban, mẩn ngứa
- Vã mồ hôi
- Nhức đầu
- Mặt đỏ bừng
- Chóng mặt
- Giảm huyết áp tư thế
- Giảm thân nhiệt
- Ảo giác
- Lú lẫn
- Nghiện
- Đồng tử co
- Liều cao có thể gây suy hô hấp và giảm huyết áp
- Quá liều có thể gây co giật
Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Pethidin mang lại. Khi dùng Pethidin vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban, sưng hoặc ngứa vùng mặt, cổ họng, lưỡi,... Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pethidin
Một số lưu ý khi sử dụng Pethidin bao gồm:
- Thông báo tiền sử dị ứng với Pethidin hay bất kỳ dị ứng nào khác. Pethidin có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thu nhuộm hay chất bảo quản.
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Pethidin với người bệnh có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Pethidin với những trường hợp tổn thương thận nặng, suy hô hấp cấp, đau mạn tính, nghiện rượu, đau bụng cấp, tăng áp lực nội sọ (có gây suy thở và làm đồng tử không đáp ứng với thăm khám thần kinh); khi có nguy cơ tắc ruột do liệt ruột, tránh tiêm khi có u tế bào ưa crôm (nguy cơ tăng huyết áp do giải phóng histamin). Những bệnh nhân đang sử dụng hoặc đã ngừng sử dụng thuốc ức chế MAO, nhưng chưa quá 14 ngày.
- Thận trọng sử dụng đối với đau nặng mạn tính, tổn thương gan, hay suy thận, giảm liều hoặc tránh sử dụng cho người cao tuổi và trẻ sơ sinh, người suy yếu và nghiện thuốc (như chứng cai nghiện nặng nếu dừng sử dụng thuốc đột ngột), giảm chức năng tuyến giáp, hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, co giật, phì đại tuyến tiền liệt, giảm huyết áp.
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai và cho con bú trước khi sử dụng thuốc thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc Pethidin được sử dụng rộng rãi để giảm đau trong khi đẻ, thuốc sẽ nhanh chóng đi qua nhau thai và giống như các loại thuốc giảm đau khác có tính chất giống thuốc phiện và có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, mặc dù ít hơn morphin. Trẻ sơ sinh có thể chuyển hóa Pethidin nhưng chậm hơn so với người lớn, do đó cần sử dụng thuốc Pethidin một cách đúng đắn để tránh gây nghiện thuốc cho cả mẹ và bé.
- Tránh nghiện thuốc và quen thuốc, cần sử dụng thuốc Pethidin với liều lượng thấp nhất có hiệu quả và càng thưa càng tốt. Cần phải giảm liều từ 25-50% so với liều Pethidin khi sử dụng đồng thời các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác.
Nếu bạn quên uống một liều thuốc Pethidin, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu. Không được thoa với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Pethidin hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,...
5. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Pethidin, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.
Những phản ứng rất nghiêm trọng như suy giảm hô hấp nặng, hôn mê và xanh tím, hạ huyết áp có thể xảy ra ở người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase được cho là dùng đồng thời với thuốc Pethidin. Bên cạnh đó, cũng có báo cáo về co giật, tăng tính hưng phấn, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và sốt cao. Không sử dụng đồng thời Pethidin cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase hoặc trong vòng 14 ngày sau khi dừng sử dụng thuốc.
Các loại thuốc giảm đau có tính chất giống như thuốc phiện và barbiturat có thể tác dụng ức chế cộng hợp trên hệ thần kinh trung ương. Tác dụng an thần của Pethidin kéo dài sử dụng dùng với phenobarbital là do thuốc Pethidin loại bỏ methyl, dẫn tới tăng hình thành chất chuyển hóa độc hại thần kinh norPethidin. Phenytoin làm tăng sự chuyển hóa Pethidin ở gan, việc sử dụng thuốc làm giảm nửa đời và sinh khả dụng của Pethidin ở người khỏe mạnh, nồng độ norPethidin trong máu tăng lên. Ngoài ra, cimetidin ức chế chuyển hóa Pethidin tại gan dẫn tới suy giảm chức năng hô hấp và an thần.
6. Cách bảo quản thuốc Pethidin
Bảo quản thuốc Pethidin ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Pethidin ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá và tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Pethidin trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Pethidin tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Pethidin vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Pethidin an toàn để giúp bảo vệ môi trường.
Tóm lại, thuốc Pethidin thuộc phân loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid. Thuốc có công dụng trong giảm đau từ vừa đến nặng, bổ trợ trong những trường hợp phẫu thuật lớn, giảm đau sau khi phẫu thuật và giảm đau trong sản khoa. Bên cạnh đó, thuốc Pethidin trong những trường hợp đau dữ dội không chịu được bằng các thuốc giảm đau không gây nghiện, những cơn đau quặn thận và niệu quản, hen tim và phù phổi do suy tâm thất trái cấp, đau do u không chịu được bằng các thuốc giảm đau nhẹ. Tuy nhiên, Pethidin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.