Công dụng thuốc Trivita B

Thuốc Trivita B thường được sử dụng trong điều trị các trường hợp đau nhức thần kinh, đau nhức cơ, thấp khớp, người mệt mỏi, biếng ăn,.. Vậy thuốc Trivita B là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Trivita B là thuốc gì?

Thuốc Trivita B được bào chế dưới dạng viên nén, thành phần chính trong mỗi viên thuốc gồm có:

Thuốc Trivita B được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Các trường hợp thiếu Vitamin nhóm B.
  • Điều trị các trường hợp bất ổn về hệ thần kinh như: Đau dây thần kinh, suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh do tiểu đường và do rượu, viêm đa dây thần kinh, viêm dây thần kinh mắt, dị cảm, hội chứng vai cánh tay, đau thần kinh tọa và co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương.
  • Bệnh zona.
  • Đau nhức gân và bắp thịt, thấp khớp.
  • Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân.
  • Nghiện rượu và nhiễm độc rượu.

Thuốc Trivita B chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, eczema.

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Trivita B trong các trường hợp sau:

  • Hiệu quả và tính an toàn khi dùng thuốc Trivita B cho trẻ em chưa được đánh giá.
  • Không dùng Trivita B cho phụ nữ mang thai, vì có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.
  • Vitamin B6 trong thuốc Trivita B có thể ức chế sự tiết sữa do ngăn chặn tác động của prolactin.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Trivita B

Thuốc Trivita B được sử dụng bằng đường uống, có thể uống trước hoặc trong các bữa ăn.

Liều dùng thuốc Trivita B cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều khuyến cáo như sau:

  • Người lớn: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em: 1 viên x 1 lần/ngày.

Khi sử dụng vitamin B6 liều cao 2 - 7 g/ngày (hoặc trên 0,2 g/ngày trong hơn hai tháng) sẽ làm tiến triển bệnh thần kinh giác quan với các triệu chứng như mất điều hòa và tê cóng chân tay. Các triệu chứng này sẽ hết sau khi ngưng sử dụng thuốc 6 tháng.

3. Tương tác của thuốc Trivita B với các loại thuốc khác

  • Vitamin B1 làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh cơ khi sử dụng chung.
  • Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu sử dụng kèm một chất ức chế men dopa decarboxylase.
  • Vitamin B6 làm giảm nồng độ phenobarbital và phenytoin trong huyết thanh, làm giảm hoạt tính của altretamin.

Ngoài ra, một số thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như: hydralazin, isoniazid, penicillamine và các thuốc tránh thai đường uống.

4. Tác dụng phụ của thuốc Trivita B

Vitamin B1 đôi khi gây ra phản ứng quá mẫn và một số tác dụng phụ khác như có cảm giác kim châm, cảm giác ấm áp, ngứa, đau, nổi mày đay, yếu sức, mất ngủ, nghẹn cổ họng, phù mạch, đổ mồ hôi, nôn, suy hô hấp, chứng xanh tím, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, giãn mạch và hạ huyết áp thoáng qua, thậm chí có thể xảy ra trụy mạch và tử vong.

Vitamin B6: Khi sử dụng liều cao vitamin B6 trong thời gian dài có thể làm tiến triển nặng thêm bệnh thần kinh ngoại vi.

Thuốc Trivita B thường được sử dụng trong điều trị các trường hợp đau nhức thần kinh, đau nhức cơ, thấp khớp, người mệt mỏi, biếng ăn,.. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn thì bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc tham khảo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe