Công dụng thuốc Furosemide Salf

Thuốc Furosemide Salf được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, có thành phần chính là Furosemide. Thuốc được sử dụng trong điều trị phù phổi cấp, phù do gan, thận, tim, tăng huyết áp,...

1. Công dụng thuốc Furosemide Salf

Thuốc Furosemide Salf 20mg/2ml có thành phần chính gồm Furosemide hàm lượng 20mg và các tá dược vừa đủ 2ml. Furosemide là dẫn chất của acid anthranilic, được phân trong nhóm thuốc lợi tiểu quai. Thành phần Furosemide trong thuốc giúp kích thích tăng thải Na+, K+, Cl-, kéo theo nước nên có tác dụng lợi tiểu, giảm thể tích nước cùng các chất điện giải. Do đó, loại thuốc này có thể làm giảm tình trạng phù.

Chỉ định sử dụng thuốc Furosemide Salf:

  • Điều trị phù phổi cấp, phù do gan, tim, thận và các loại phù khác, nhiễm độc thai;
  • Điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và trung bình khi có tổn thương thận hoặc tăng calci máu;
  • Ở liều cao giúp điều trị suy thận cấp hoặc mạn tính, ngộ độc barbiturat, thiểu niệu.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Furosemide Salf:

  • Người bị mẫn cảm với thành phần, tá dược của thuốc;
  • Bệnh nhân tiền hôn mê gan hoặc hôn mê gan;
  • Người bệnh vô niệu hoặc bị suy giảm chức năng thận do sử dụng các thuốc gây độc trên gan, thận.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Furosemide Salf

Cách dùng: Đường tiêm truyền tĩnh mạch.

Liều dùng:

  • Người lớn: Khởi đầu với 1 - 2 ống tiêm IV hoặc IM, lặp lại nếu cần thiết nhưng không được sớm hơn 2 giờ sau lần tiêm đầu tiên. Bệnh nhân thiểu niệu, suy thận cấp hoặc mãn tính dùng 12 ống pha trong 250ml dung dịch, truyền IV 4mg/phút trong 1 giờ;
  • Trẻ em: Dùng liều 0,5 - 1mg/kg, tiêm IV hoặc IM

3. Tác dụng phụ của thuốc Furosemide Salf

Khi sử dụng thuốc Furosemide Salf, tùy cơ địa mỗi người mà sẽ có những đáp ứng thuốc khác nhau và tác dụng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ của thuốc đã được ghi nhận gồm:

  • Tiêu hóa: Khát, rối loạn tiêu hóa;
  • Tác dụng phụ khác: Ù tai, giảm thính lực thoáng qua, rối loạn thị giác, mất cảm giác, co thắt cơ, tiểu nhiều, tụt huyết áp, nổi mẩn trên da, bệnh tủy xương, tăng nhạy cảm với ánh sáng, tổn thương gan, tăng uric máu, rối loạn điện giải,...

Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc Furosemide Salf, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để nhận lời khuyên về cách ứng phó, xử trí kịp thời.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Furosemide Salf

Trước và trong khi dùng thuốc Furosemide Salf, người bệnh cần lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc với liều dùng quá cao, vì có thể khiến người bệnh bị mất nhiều nước và điện giải;
  • Cân nhắc khi điều trị bằng thuốc Furosemide Salf ở bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng;
  • Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Furosemide Salf ở bệnh nhân bị thiểu niệu hoặc phì đại tiền liệt tuyến;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Furosemide Salf ở người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường, người bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric;
  • Nên kiểm soát ion đồ đều đặn trong suốt quá trình dùng thuốc Furosemide Salf;
  • Chống chỉ định dùng thuốc Furosemide Salf ở bệnh nhân bị mất điện giải và hôn mê gan cho tới khi các dấu hiệu cơ bản của bệnh được cải thiện;
  • Khi sử dụng thuốc Furosemide Salf, người bệnh có thể bị giảm kali máu và nhiễm kiềm chuyển hóa nên cần dự phòng bằng cách dùng thuốc đối kháng Aldosteron hoặc bổ sung KCl;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Furosemide Salf ở bà mẹ mang thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ;
  • Thuốc Furosemide Salf có thể gây rối loạn thị giác, ù tai, tụt huyết áp,... nên cần thận trọng cho người vận hành máy móc, lái xe, làm việc trên cao,...

5. Tương tác thuốc Furosemide Salf

Một số tương tác thuốc của Furosemide Salf gồm:

  • Kháng sinh Aminosid, Cephalosporin, thuốc Lithium;
  • Thuốc hạ áp glycosid tim, thuốc trị tiểu đường corticosteroid, thuốc mềm giãn cơ không khử cực salicylate, Indomethacin,...

Bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi điều trị với thuốc Furosemide Salf để tránh xảy ra những phản ứng bất lợi và góp phần đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe