Thuốc gây mê Aerrane có thành phần chính là isoflurane. Chất lỏng của thuốc sau khi bay hơi sẽ giúp gây mê tại đường hô hấp. Vậy khi nào nên sử dụng thuốc và cần lưu ý gì để hạn chế tác dụng phụ?
1. Tác động của thuốc với người sử dụng
Isoflurane là thuốc gây mê sử dụng cho hệ hô hấp trong nhóm thuốc gây mê có chứa halogen. Thời điểm thuốc được sử dụng công dụng này sẽ diễn ra nhanh chóng. Theo những nghiên cứu đã cho thấy thuốc aerrane hay isoflurane tạo ra mùi kích nhẹ khiến tốc gây ở khi bắt đầu không quá nhanh. Thời gian thuốc khởi phát có thể giảm phản xạ ở xa hầu và dây thanh quản. Quá trình gây mê sau khởi phát thường diễn ra nhanh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ có thể đặt ống nội quản dễ dàng.
Thuốc aerrane bốc hơi nên hấp thụ qua đường thở. Những loại thuốc gây mê trong nhóm halogen có khả năng chuyển hóa thường là thấp hơn so với enflurane hay halothan. Trung bình trong không khí người dùng thuốc thở ra có thể đo được hàm thuốc aerrane được hấp thụ khoảng 5%. Nhưng đáng ngạc nhiên là chỉ 0,2% trên tổng lượng thuốc sử dụng được chuyển hóa trở thành axit trifluoroacetic. Trung bình sau khi thực hiện gây mê, các bác sĩ nhận ra rằng bệnh nhân có nồng độ isoflurane trong máu đạt khoảng 3 - 4 micro mol/L
Nồng độ isoflurane trong huyết tương tối đa trung bình sẽ không vượt quá 5 micro mol/L. Điều này xảy ra trong 4 giờ đầu gây mê và dần trả lại trạng thái bình thường khi qua 24 giờ tính từ lúc bắt đầu gây mê. Nhờ đặc điểm này mà thuốc không gây ảnh hưởng cho chức năng thận. Thận của người bệnh vẫn đảm bảo duy trì hoạt động bình thường.
2. Công dụng thuốc Aerrane
Chất đồng phân enfluran chính là isoflurane. Thuốc này có đặc điểm không gây cháy và hỗ trợ gây mê ở đường hô hấp. Sau khi khởi phát, thuốc sẽ giúp người bệnh duy trì trạng thái gây mê trong quá trình kiểm tra hoặc tiến hành phẫu thuật. Người bệnh thường hồi tỉnh khá nhanh nên mục đích chính là dùng thuốc khởi động gây mê. Nhưng trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thuốc có mùi hắc nhẹ là tốc độ gây mê bị giảm nên người bệnh không được hít quá nhanh tránh gây ngừng thở hoặc xuất hiện cơn ho có thể kèm theo cả co thắt thanh quản.
Khi sử dụng isoflurane gây mê có thể giảm tiết nước bọt và khí phế quản. Đồng thời chất này hạn chế gia tăng trương lực tránh co thắt phế quản nên có thể dùng được với bệnh nhân hen suyễn. Nhưng một vài ghi nhận đã khám phá sức nhạy cảm của tim sau dùng thuốc. Tuy nhiên mức độ gây ra rối loạn nhịp tim sẽ thấp hơn halothan. Mức độ gây mê của isoflurane gây giãn cơ sau khi phẫu thuật bụng. Đôi khi liều thuốc giãn cơ nhỏ tiêm tĩnh mạch sẽ được sử dụng để cải thiện tình trạng này.
3. Trường hợp không nên sử dụng thuốc
Theo chỉ định, thuốc được dùng để hít tỷ nên hơi thuốc ngấm dần qua đường hô hấp. Bên cạnh công dụng gây mê, một số trường hợp bệnh có đặc điểm bệnh lý phức tạp sẽ không được dùng thuốc. Bạn cần lưu ý một số trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc aerrane như:
- Cơ thể có tiền sử hoặc được xác định mẫn cảm lại với thành phần halogen của các loại thuốc gây mê
- Người bệnh bị nghi ngờ hoặc đã xác định tiền sử mắc bệnh gan có biểu hiện sốt cao dẫn đến nguy kịch
- Đối tượng sốt cao gây nguy hiểm sức khỏe kèm vàng da hay sốt không xác định nguyên nhân.
- Bệnh nhân tăng bạch cầu hoặc đặc điểm bạch cầu phù hợp eosine xuất hiện khi dùng thuốc gây mê chứa thành phần halogen.
- Người mới trải qua phẫu thuật sản khoa
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc gây ức chế MAO ( không phải tất cả nhưng nên báo cho bác sĩ để cân nhắc)
4. Liều dùng và cách dùng
Thuốc có khả năng bốc hơi nên việc kiểm soát liều dùng cho bệnh nhân thực sự cần thiết. Để kiểm soát được chính xác nhất nồng độ thuốc sử dụng bác sĩ sẽ nhờ hỗ trợ của bình bốc hơi và cho thuốc arrane vào với lượng cần thiết. Chất isoflurane khỏi gây mê theo khuyến nghị từ chuyên gia sẽ nên dùng nồng độ 0,5 % cho lần đầu tiên. Sau đó từ từ tăng lên 1, 3 - 3% kèm theo dõi tình trạng phản ứng. Thời gian tăng nồng độ cần duy trì 7 - 10 phút để khởi phát gây mê sau khi phẫu thuật.
Đôi khi có thể sử dụng thêm liều giúp bệnh nhân ngủ ở thời gian ngắn nhờ thuốc gây ngủ dược tính vừa đủ như propofol, etomidate hay midazolam. Những thuốc này sẽ phần nào phòng ngừa nguy cơ xuất hiện co thắt thanh quan hoặc gây ho cho bệnh nhân trong quá trình khỏi gây mê. Nếu chỉ dùng isoflurane khi khởi gây mê, bạn có thể kết hợp dùng thêm cùng với oxit của nito.
Khi cần duy trì quá trình gây mê để tiếp tục tiến hành phẫu thuật, nồng độ thuốc arrane có thể dao động 1 - 2,5 % đồng thời kết hợp dùng kèm N2O và O2. Phương pháp sử dụng này nếu kết hợp với oxy thuần khiết nồng độ isoflurane có thể tăng lên 1,5 - 3,5 % tùy theo yêu cầu của từng đối tượng bệnh để đảm bảo khi tiến hành can thiệp y khoa bệnh nhân không tỉnh dậy.
Sau khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ bước đến giai đoạn thoát khỏi hôn mê. Đầu tiên để thoát khỏi hôn mê nồng độ isoflurane sẽ điều chỉnh giảm dần xuống đến 0,5 và bác sĩ cần cân nhắc làm sau khi cuộc phẫu thuật hoàn thành giảm về 0. Sự hồi phục và thoát hôn mê ở bệnh nhân sẽ bắt đầu diễn ra khi các bác sĩ khâu lại vết mổ. Với phương pháp này, người bệnh sẽ mau chóng lấy lại ý thức đồng thời tăng khả năng hồi phục sau phẫu thuật.
Sau khi ngừng cung cấp thuốc gây mê, trạng thái cơ thể sẽ cần được hỗ trợ thông khí. Lượng oxy thông khí cho bệnh nhân cần tăng lên và đảm bảo tinh khiết để cân bằng. Đôi khi có thể phối hợp tỷ lệ 1 : 1 giữa O2 và N2O. Tuy nhiên cách phối khi này chỉ dùng lúc nồng độ isoflurane trong phế nang đạt tối thiểu từ 0,65%. Khi nồng độ isoflurane thấp hơn O2 tinh khiết sẽ được sử dụng.
5. Phản ứng phụ sẽ xuất hiện khi dùng thuốc
Trạng thái hôn mê có thể tạm dừng một số hoạt động của cơ thể trong thời gian thuốc phát huy công dụng. Theo nghiên cứu bệnh nhân dùng thuốc gây mê aerrane có nguy cơ tăng chuyển hóa cơ xương làm nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể tăng cao. Từ đó những biểu hiện sốt cao nguy kịch không xác định nguyên nhân sẽ diễn ra. Đặc điểm của hội chứng này thường phức tạp bạn có thể nhận biết thông qua biểu hiện như: nồng độ CO2 trong máu tăng cao, cơ bị cứng, nhịp tim tăng lên, loạn nhịp thở, rối loạn huyết áp hay cơ thể có dấu hiệu tím tái. Bạn có thể thông qua kiểm tra thân nhiệt để đánh giá sự chuyển hóa toàn thể đang diễn ra.
Tác dụng phụ đôi khi xuất hiện do tương tác thuốc khi bệnh nhân có dùng dantrolene. Với các biểu hiện co thắt phế quản rất hiểm xảy ra nhưng cũng không bị loại trừ. Sau khi dùng nếu bệnh nhân có biểu hiện shock phản vệ hay nôn, rét , run rẩy, mê sâu cần lưu ý. Mùi của thuốc isoflurane có một chút hăng sẽ kích ứng niêm mạng dẫn đến người bệnh ho hoặc hạn chế khả năng hô hấp. Khi tiến hành tổng phân tích tế bào máu, một vài bệnh nhân gặp phải vấn đề tăng bạch cầu dù chưa trải qua phẫu thuật.
Thuốc gây mê aerrane được sử dụng trong phẫu thuật ở đường hô hấp. Trong quá trình sử dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc nồng độ phù hợp và an toàn nhất. Bạn cần báo lại cho bác sĩ một số bệnh từng mắc cùng tiền sử kích ứng và đơn thuốc đã dùng để bảo đảm không xuất hiện tương tác xấu xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.