Đặc điểm của loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương là hệ quả của quá trình rối loạn chuyển hóa xương dẫn đến mất chất khoáng trong xương và cấu trúc xương bị suy thoái, tăng nguy cơ gãy xương. Một trong những yếu tố dẫn đến quá trình loãng xương là sự suy giảm hormone nội tiết tố estrogen ở phụ nữ. Vì vậy, nguy cơ loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ tăng nhanh và có thể dẫn đến hậu quả là gãy xương nếu không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

1. Phân loại loãng xương

Loãng xương được chia thành các dạng chính như sau:

  • Loãng xương tiên phát (týp I): Bệnh lý khởi phát từ năm thứ 5 sau tuổi mãn kinh ở phụ nữ, còn được gọi là loãng xương sau mãn kinh. Trong khoảng thời gian 5 – 10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, trung bình mỗi năm tốc độ mất xương ở phụ nữ có thể lên tới 2 – 4%. Đặc điểm của phân loại loãng xương này là quá trình tạo xương diễn ra bình thường, tuy nhiên quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn. Quá trình mất xương thường xảy ra chủ yếu ở các xương xốp và thường dẫn đến gãy lún các đốt sống và gãy đầu dưới xương quay. Ở thời kỳ loãng xương sau mãn kinh, bên cạnh sự thiếu hụt estrogen người ta còn nhận thấy sự giảm tiết hormon cận giáp tăng tiết canxi qua thận, giảm hoạt động của vitamin D3 làm giảm hấp thu canxi ở ruột.
  • Loãng xương tiên phát (týp II): Là loại loãng xương do tuổi tác xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên nữ giới có nguy cơ mắc cao gấp đôi so với nam giới. Quá trình loãng xương diễn ra chậm trong vài chục năm, hậu quả có thể dẫn đến tình trạng gãy xương như gãy lún các đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên cả xương xốp (bè xương) và xương đặc (vỏ xương). Trong đó hai yếu tố nguy cơ đóng vai trò quan trọng dẫn đến loãng xương theo tuổi là giảm chức năng tạo cốt bào, giảm hấp thu canxi ở ruột dẫn tới cường cận giáp trạng thứ phát.
  • Loãng xương thứ phát: Xảy ra ở cả nam và nữ. Loãng xương xảy ra khi người bệnh mắc các bệnh lý nội khoa (Thiểu năng sinh dục, hội chứng Cushing...), bệnh về gen (Hội chứng Marfan, tạo xương bất hoàn), dùng thuốc kéo dài (Heparin, Corticoid), nghiện bia rượu.

2. Ảnh hưởng của estrogen đến khối lượng xương

Hệ thống xương của cơ thể được giữ cân bằng liên tục bởi hai quá trình là quá trình tạo xương và quá trình hủy xương. Trước giai đoạn trưởng thành, hệ thống xương của cơ thể phát triển không chịu ảnh hưởng của các hormon nội tiết tố. Trong đó, quá trình tạo xương ở cơ thể diễn ra với mức độ cao hơn so với quá trình hủy xương, vì vậy mật độ xương ở giai đoạn này tăng nhanh và đạt mức độ cao nhất ở độ tuổi 20 – 30. Các yếu tố bao gồm di chuyển, hàm lượng canxi – vitamin D cung cấp cho cơ thể, quá trình hoạt động thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của xương.

Bước vào giai đoạn trưởng thành, sự phát triển và duy trì hệ thống xương trong cơ thể phụ thuộc vào hormon sinh dục, bởi vì xương không thể đạt được khối lượng tối đa (khối lượng đỉnh) nếu không có hormon sinh dục. Quá trình biệt hóa của xương xảy ra theo giới tính diễn ra dưới ảnh hưởng của estrogen ở nữ giới và testosterone ở nam giới. Vì vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là thiếu hụt nồng độ estrogen.

Vai trò của estrogen đối với sự phát triển và tái tạo xương như sau: Estrogen tác động đến xương thông qua thụ thể và tác động lên quá trình mô hình làm giảm số lượng tế bào và hoạt động của tế bào hủy xương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình phụ nữ mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp trong quãng đời, mặc dù vậy chưa có bằng chứng xác minh nào cho thấy bao nhiêu phần trăm của sự mất xương là do thiếu estrogen và bao nhiêu phần trăm là do ảnh hưởng từ môi trường, lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên theo ước tính có khoảng 15% xương đặc và 35% xương xốp bị mất là do suy giảm/thiếu hormone estrogen. Estrogen tác động lên các tế bào hủy xương và tế bào tạo xương nhằm ức chế phân hủy xương trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tái mô hình xương. Cụ thể sự giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ mãn kinh ảnh hưởng đến quá trình tái mô hình xương như sau:
Chu kỳ tái mô hình xương xảy ra với tần suất lớn hơn, điều đó có nghĩa là quá trình tổng hợp và thoái biến xương xảy ra với tốc độ độ cao.

estrogen đến khối lượng xương
Hormone estrogen ảnh hưởng đến loãng xương sau mãn kinh

Hoạt động hủy cốt bào tăng dẫn đến tăng số lượng, độ sâu và rộng các lỗ khuyết trên mặt xương, dẫn đến phần lớn các xương xốp trở nên mảnh hơn, các liên kết chéo mất đi hoàn toàn trong quá trình tái mô hình xương và có thể gây ra gãy ép đốt sống hoặc xẹp một phần ở những đĩa cuối khi hoạt động thể lực nặng hoặc sai tư thế. Sự thiếu hụt estrogen làm giảm hoạt động của men 1a – hydroxylase ở thận và làm giảm sản xuất vitamin D hoạt động, dẫn đến giảm hấp thu canxi tại ruột, dẫn đến cân bằng canxi trở nên âm tính.

Bên cạnh những ảnh hưởng đến xương, sự thiếu hụt hormone estrogen còn tác động lên hệ thống cơ. Điều này được thể hiện thông qua tình trạng giảm tác dụng đồng hóa của cơ, giảm sức mạnh của cơ và có thể dẫn đến sự thoái triển xương do cơ chế cơ sinh học.

3. Triệu chứng loãng xương

Đặc điểm loãng xương sau mãn kinh thường không được biểu hiện rõ cho đến khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Người bệnh mắc loãng xương có thể không phát hiện ra bệnh cho đến khi xương trở nên yếu và dễ gãy ngay cả khi gặp các chấn thương nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập. Các triệu chứng bao gồm:

  • Tình trạng giảm mật độ xương do loãng xương có thể dẫn tới xẹp cột sống (gãy lún) với các biểu hiện như gù lưng, dáng đi khom, giảm chiều cao, các cơn đau lưng cấp.
  • Đau nhức các đầu xương đặc biệt là đau dọc các xương dài, thậm chí là cảm giác đau nhức như kim chích toàn thân.
  • Đau nhức nhiều ở các vùng xương thường xuyên chịu gánh nặng của cơ thể như xương hông, xương chậu, xương cột sống thắt lưng... các cơn đau có xu hướng lặp lại nhiều lần.
  • Đau tăng lên khi vận động, đứng ngồi lâu, đi lại và sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Các cơn đau ở cột sống thắt lưng hoặc hai bên liên sườn và ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa và thần kinh đùi. Vì vậy, người bệnh loãng xương rất khó thực hiện các tư thế xoay hẳn người, cúi gập người.

4. Biến chứng của loãng xương

Loãng xương sau mãn kinh có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Đau cột sống: Cơn đau cột sống thắt lưng cấp xảy ra do nguyên nhân nén xương đột ngột bởi các hoạt động gắng sức nhẹ, sai động tác, ngã. Đau kèm tiếng kêu rắc khi hoạt động buộc người bệnh phải nằm nghỉ ngơi. Các cơn đau cấp tính có liên quan tới sự nén cột sống kinh diễn và nặng lên do hoạt động gắng sức, ngồi hoặc đứng trong thời gian kéo dài, cơn đau giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Biến dạng cột sống: Biến chứng nặng và có xu hướng xảy ra sau nhiều năm loãng xương. Biểu hiện thường là xẹp đốt sống, còng lưng, giảm chiều cao... Có thể sờ thấy các xương sườn ở cuối cùng chạm mào chậu.
  • Gãy xương: Biến chứng gãy xương thường xảy ra ở phần cổ xương đùi, cẳng tay, xương sườn, cột sống, cổ xương cánh tay. Trong đó, gãy xương đùi gây nguy hiểm cho người bệnh bởi các biến chứng do nằm lâu có thể ảnh hưởng đến vận động trong tương lai. Biến chứng nén đốt sống có thể xảy ra ở độ tuổi từ 55 – 70, gãy cổ xương đùi có xu hướng xảy ra muộn hơn.
Loãng xương sau mãn kinh có thể gây đau cột sống cho phụ nữ
Loãng xương sau mãn kinh có thể gây đau cột sống cho phụ nữ

5. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa loãng xương

Điều trị loãng xương thông qua các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

  • Biện pháp dùng thuốc: Các loại thuốc sử dụng như thuốc giảm đau không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, bổ sung calci, vitamin, hormon nội tiết tố, thuốc tăng cường khối lượng xương (Biphosphonate, Thyrocalcitonin).
  • Biện pháp không dùng thuốc: Chế độ ăn giàu calci, hạn chế uống rượu bia, vận động và tập luyện phù hợp.

Cùng với sự tăng lên về tuổi tác thì sự mất tuyến tính của xương cũng tăng lên, đặc biệt là đối với phụ nữ sau mãn kinh, tỷ lệ mất tuyến tính có thể lên đến 40% ở độ tuổi 80. Vì vậy để phòng bệnh loãng xương sau mãn kinh, các chị em nên áp dụng các biện pháp như sau:

  • Vận động và tập luyện phù hợp với khả năng.
  • Bổ sung calci và vitamin mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ, và cần theo dõi nồng độ calci máu để tránh nguy cơ tăng calci máu, từ đó gây lắng đọng ở các mô trong cơ thể.
  • Bổ sung hormon nội tiết tố sau mãn kinh.
  • Chế độ ăn cần cung cấp đủ canxi và các chất dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm chứa nhiều canxi như cua, tôm, sữa, trứng...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Risenate
    Công dụng thuốc Risenate

    Risenate là thuốc thuộc danh mục thuốc ảnh hưởng chuyển hóa xương, chứa thành phần chính là axit alendronic và được sử dụng điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Tìm hiểu công dụng, thành phần và ...

    Đọc thêm
  • Raloxifene
    Công dụng thuốc Raloxifene

    Thuốc Raloxifene thuộc nhóm thuốc ảnh hưởng chuyển hoá xương thường được sử dụng cho phụ nữ nhằm ngăn ngừa và điều trị xương loãng xương sau mãn kinh, làm chậm sự mất xương và giúp giữ cho xương chắc ...

    Đọc thêm
  • Docalciole
    Công dụng thuốc Docalciole

    Thuốc Docalciole 0.25 mcg có thành phần chính là Calcitriol, được sử dụng điều trị loãng xương ở bệnh nhân lọc thận mãn tính. Cùng tìm hiểu thuốc Docalciole có tác dụng gì trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Evenity
    Thông tin về thuốc Evenity

    Evenity là thuốc được sử dụng để điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Cùng theo dõi bài viết để có thêm những thông tin về thuốc Evenity.

    Đọc thêm
  • Decara
    Tác dụng của thuốc Decara

    Thuốc Decara là một loại vitamin D được sử dụng bổ sung cho những trường hợp nguy cơ còi xương hay mất xương mà các chế độ khác không cung cấp đầy đủ. Để hiểu rõ hơn về thuốc Decara ...

    Đọc thêm