Xương quay nằm ở đâu?

Vị trí

Xương quay là xương nằm ở chi trên được kéo dài từ mặt bên khớp khuỷu đến cạnh ngón cái của cổ tay. Xương quay nằm về mặt bên của xương trụ, vốn có kích thước và chiều dài nhỏ hơn xương trụ. Xương quay là một xương dài, hình lăng trụ, hơi cong theo chiều dài. Xương quay khớp với chỏm con của xương cánh tay, rãnh xương quay và đầu xương trụ.

Cấu tạo

Xương quay gồm có thân và 2 đầu.

Thân xương hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.

  • Mặt trước: ở trên có cơ dài gấp ngón cái bám, ở dưới có cơ sấp vuông bám, ở giữa có lỗ dưỡng cốt.
  • Mặt sau: tròn ở 1/3 trên có cơ ngửa ngắn bám. Lõm thành rãnh ở dưới, có cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái bám.
  • Mặt ngoài: tròn, ở giữa có diện gồ ghề cho cơ sấp tròn, ở trên có cơ ngửa ngắn bám.
  • Đầu dưới: to hơn đầu trên, bè ra hai bên và dẹt từ trước ra sau, trông như hình khối vuông có 6 mặt, ở mặt trên dính vào thân xương; mặt dưới có 2 diện tiếp khớp với xương cổ tay (xương thuyền và xương nguyệt); ở mặt ngoài dưới có mỏm trâm quay xuống thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cột. Mặt trong hơi lõm (hõm trụ xương quay) để khớp với chỏm xương trụ; ở mặt trước có cơ sấp vuông bám; mặt ngoài có 2 rãnh để cho gân cơ dạng dài, gân cơ duỗi ngắn ngón cái và hai gân cơ quay lướt qua; mặt sau có nhiều rãnh từ ngoài vào trong để cho gân cơ dài duỗi ngón cái, gân cơ duỗi riêng ngón trỏ và gân cơ duỗi chung ngón tay lướt qua.

Chức năng

  • Vận động khớp khuỷu thông qua khớp cánh tay quay

  • Chỏm xương quay đóng vai trò như một yếu tố giữ vững thứ phát chống lại sự vẹo ngoài của khuỷu và chống bán trật ra sau khi khuỷu gấp

  • Chỏm quay chịu xấp xỉ 30% chống vẹo ngoài của khuỷu, đặc biệt trong trường hợp có tổn thương dây chằng bên trong (MCL) , vai trò của chỏm quay càng quan trọng hơn

  • Giữ vững cho trục dọc của cẳng tay cùng với màng liên cốt và các dây chằng của khớp quay trụ dưới

  • Chịu lực: chỏm quay chịu 60% lực qua khớp khuỷu . Lực này nhiều hơn khi khuỷu ở tư thê duỗi và sấp. Trong một số trường hợp, lực truyền qua chỏm quay có thể lên đến 90% trọng lượng cơ thể.

Những điều cần lưu ý

Không thể ngăn chặn việc bạn bị gãy xương, nhưng có thể giữ cho xương của bạn được khỏe mạnh để ít gặp tổn thương hoặc có khả năng chống chịu tốt. Để duy trì sức khỏe của xương, hãy ăn uống chế độ bổ dưỡng, bao gồm thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Điều quan trọng là tập luyện thể dục thường xuyên. Các bài tập thể dục đặc biệt hữu ích cho việc duy trì độ bền xương. Ví dụ như đi bộ, đi bộ đường dài, chạy, khiêu vũ.

Bổ sung vitamin D: Bổ sung nhiều canxi được cho có thể dẫn đến tích tụ cặn lắng có hại xung quanh tim, làm tăng nguy cơ đau tim. Hơn nữa, bổ sung canxi thường không cần thiết nếu bạn không có nguy cơ cao bị loãng xương. Thay vào đó, để xương luôn khỏe mạnh, chuyên gia khuyến nghị chúng ta mỗi ngày bổ sung khoảng 10 micrôgram vitamin D – chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thụ canxi. 90% nhu cầu vitamin D được tổng hợp qua da khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng, 10% còn lại đến từ chế độ ăn uống (như cá béo).

Phòng tránh té ngã: Nguy cơ lớn nhất khi bị yếu xương là gãy xương. Người lớn tuổi một khi bị té và gãy xương hông có thể không bao giờ phục hồi khả năng đi, đứng. Do đó, một trong những điều hữu ích nhất mà bạn có thể làm cho người thân lớn tuổi là chủ động kiểm tra những mối nguy tiềm tàng như các chướng ngại vật, thảm hoặc sàn nhà trơn trượt.

 

Xem thêm: