Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Hệ thống thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác và thực vật. Bệnh thần kinh ngoại biên là rối loạn trong số các rối loạn thần kinh thường thực vật là hay gặp nhất.
Vậy rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Rối loạn thần kinh thực vật (tên tiếng Anh là autonomic nervous system disorders) là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.
Bệnh gây đau khiến bệnh nhân gặp phải những hạn chế trong cuộc sống. Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
Rối loạn thần kinh thực vật là như thế nào sẽ có chi tiết ở bài viết bên dưới.
Nguyên nhân bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài rối loạn di truyền có thể gây ra bệnh thì còn phải kể đến các nguyên nhân đặc trưng như: các bệnh tự miễn (hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống). Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư (hội chứng cận ung thư). Hoặc do tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị. Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối mà khả năng sẵn sàng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất thường như: bệnh đái tháo đường, một số bệnh truyền nhiễm... cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.
Triệu chứng bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương. Hầu hết bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến các sợi cảm giác hơn là sợi vận động.
-
Rối loạn cảm giác: Có thể gồm mất cảm giác, cảm giác bất thường, hay đau. Thuật ngữ “tê” thường được bệnh nhân dùng để mô tả sự mất cảm giác, chết cảm giác, nặng hay yếu ở phần cơ thể bị bệnh. Các triệu chứng dị cảm gồm ngứa râm ran, đau nhói, cảm giác “tê như kim chích” hay nóng bỏng. Dị cảm thường không đau nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Loạn cảm là cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.
-
Các thiếu sót vận động: Suy giảm vận động xảy ra với tổn thương dây thần kinh ngoại biên bao gồm sự yếu của các cơ được dây thần kinh chi phối. Tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài nhiều tháng sẽ làm teo cơ. Việc không sử dụng cơ và teo cơ tỉ lệ với sự yếu cơ rõ rệt, điển hình trong các tổn thương hệ thống thần kinh trung ương gây yếu cơ do tổn thương nơron vận động trên hay đường tháp. Hầu hết các bệnh dây thần kinh ngoại biên là các bệnh sợi trục “chết ngược dần lên” và các cơ ngọn chi bị ảnh hưởng trước tiên. Có thể khó khăn trong thực hiện các công việc vận động tinh tế. Sự yếu cơ vận động đầu chi có thể làm “rơi” bàn chân thứ phát do cơ gập lưng bàn chân bị yếu. Các bệnh nhân có thể tiến triển dáng đi gọi là dáng đi chân rủ, đặc trưng do gập đầu gối và hông thái quá khi đi để ngăn không cho các ngón chân va vào mặt đất do gập lưng bàn chân bị yếu.
-
Hầu hết các bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng đến các sợi cảm giác sớm hơn và ở một mức độ lớn hơn các sợi vận động. Yếu vận động tiến triển mà không có suy giảm cảm giác thì hiếm gặp trong bệnh đa dây thần kinh.
-
Phản xạ gân xương: Mất các phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động. Mất các phản xạ gân xương thường giúp phân biệt các bệnh thần kinh ngoại biên và các tổn thương đường tháp trung ương, các rối loạn phức hợp thần kinh cơ và các bệnh cơ.
-
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật: Các triệu chứng của rối loạn thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Các bệnh nhân có rối loạn chức năng thần kinh thực vật có thể bị tụt huyết áp tư thế đứng, không có tăng hay tăng không thích đáng nhịp tim. Bệnh nhân mất dung nạp sức nóng do rối loạn tiết mồ hôi. Các đầu chi có thể lạnh. Hay gặp các rối loạn chức năng bàng quang, ruột; liệt cương dương ở nam giới...
Đường lây truyền bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
-
Rối loạn tâm lý
-
Tổn thương cơ thể, tổn thương dây thần kinh
-
Phản ứng phụ của thuốc
-
Các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch
-
Bệnh tiểu đường (là nguyên nhân phổ biến)
-
Bệnh mạn tính như bệnh Parkinson
-
Một số bệnh truyền nhiễm: do virus và vi khuẩn, như ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu…
-
Rối loạn di truyền
-
Nghiện rượu, bệnh mãn tính tiến triển có thể dẫn đến tổn thương thần kinh
-
Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan, ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống thần kinh
Phòng ngừa bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật cách điều trị cũng như đối phó phổ biến hiện nay với căn bệnh này vẫn là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị như sinh tố B, thuốc canxi, thuốc an thần, người bệnh có thể kết hợp cách chữa Đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh. Uống thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc hạ huyết áp cũng có tác dụng trong phác đồ điều trị. Về ăn uống, hạn chế thức ăn mặn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt là nên sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, không quá lo nghĩ, đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Việc chẩn đoán thường có thể được thực hiện dựa trên các triệu chứng và tiền sử gia đình. Các xét nghiệm bao gồm:
-
Xét nghiệm máu toàn bộ.
-
Xét nghiệm bảng chuyển hoá toàn diện.
-
Phân tích nước tiểu.
-
Thử nghiệm Histamine.
Các biện pháp điều trị bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Điều trị nguyên nhân có thể phòng ngừa sự tiến triển và đôi khi đảo ngược tình trạng bệnh dây thần kinh. Nguyên tắc điều trị chung gồm chăm sóc nâng đỡ và điều trị triệu chứng đau của bệnh dây thần kinh.
Điều trị đau do bệnh dây thần kinh bằng nội khoa thường khó khăn. Các loại giảm đau đơn giản gồm acetaminophen và các NSADI thường không hiệu quả. Điều trị thuốc gốc á phiện còn đang bàn cãi và chỉ có hiệu quả một phần, chỉ nên dùng nếu các phương pháp khác thất bại.
Điều trị đau với phương thuốc hỗ trợ gồm thuốc chống trầm cảm và chống co giật. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng và cải thiện được giấc ngủ. Các thuốc amitriptylin, nortriptylin hay desipramin thường được dùng với các liều khởi đầu nhỏ, sau đó tăng dần đến mức dung nạp. Tác dụng phụ gồm buồn ngủ thường ở liều giới hạn, nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bị loạn nhịp tim. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm mới (các thuốc ức chế sự giữ lại chọn lọc serotonin) không có hiệu quả, ngoại trừ có thể là venlafaxin. Các thuốc chống co giật được mô tả làm giảm đau tốt nhất là carbamazepine và gabapentin. Carbamazepin và phenytoin có thể đặc biệt hữu ích trong đau buốt, nhói xảy ra từng cơn. Gabapentin có hiệu quả trong các rối loạn đau do bệnh dây thần kinh khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra hiệu quả khi điều trị với lamotrigine và topiramate. Các liều lượng nghiên cứu cho tất cả các thuốc chống co giật thường thấp hơn hay trong giới hạn điều trị thuốc chống co giật. Các điều trị thuốc khác gồm mexiletin và các thuốc chống co cứng. Thuốc thoa với kem capsaicin đem lại đặc thù một cảm giác nóng lúc đầu tại vùng bị bệnh và sau khi dùng đều đặn có thể làm giảm đau.
Hạ huyết áp tư thế trong bệnh dây thần kinh với rối loạn hệ thống thần kinh thực vật (dysautonomia) có thể được cải thiện với các điều trị nội khoa và các phương pháp không dùng thuốc. Các loại tất thun dài, tốt nhất là cao đến thắt lưng có thể phòng ngừa được bệnh hạ huyết áp ở tư thế đứng. Điều trị nội khoa gồm fludrocortison cho tác dụng giữ nước và muối. Các bệnh nhân có nguy cơ cao huyết áp khi ngủ ở vị trí nằm ngửa có thể sử dụng midodrine nhưng không nên uống dưới 4 tiếng trước khi ngủ. Bệnh nhân nên nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hơn là tư thế nằm thẳng ra để tránh đỉnh áp huyết vào ban đêm và giảm hao mòn muối, nước trong khi ngủ.
Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên rất phức tạp, do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc mới mong đạt được hiệu quả.
Xem thêm:
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe tim mạch
- Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
- Khi nào cần phẫu thuật u cột sống?
- Phẫu thuật dị tật đốt sống chẻ đôi bằng đường vào phía sau
- Điều trị bệnh nhược cơ: Thông tin cần biết
- Tê bì chân tay khi ngủ, vì sao?
- Tìm hiểu về bệnh tăng trương lực cơ thần kinh (neuromyotnia), còn gọi là hội chứng Isaac
- Các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa
- Trẻ 8 tuổi thường xuyên tê chân khi ngủ có sao không?
- Đau đầu mỗi lần sốt, giật nhói và co giật cơ đùi bắp tay sát xương sườn là dấu hiệu bệnh gì?