Hoạt động hàng ngày cho bệnh ung thư phổi: Tập thể dục và hơn thế nữa

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khi bị bệnh ung thư phổi, bạn có thể không muốn tập thể dục. Tuy nhiên, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, một số triệu chứng của ung thư phổi như khó thở, mệt mỏi... có thể được cải thiện khi tập thể dục.

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi gồm 2 loại, đó là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Trong đó, SCLC chiếm 80 - 85% tất cả các trường hợp ung thư phổi. 30% các trường hợp này bắt đầu từ các tế bào tạo thành lớp niêm mạc của khoang cũng như bề mặt của cơ thể.

SCLC chiếm 15 - 20% các trường hợp ung thư phổi. SCLC phát triển và lây lan nhanh hơn so với NSCLC. Điều này cũng làm cho nó có nhiều khả năng đáp ứng với phương pháp hóa trị hơn. Tuy nhiên, nó cũng ít có khả năng được chữa khỏi khi tiến hành điều trị.

Trong một số trường hợp, bệnh ung thư phổi chứa cả tế bào NSCLC và SCLC. U trung biểu mô là một loại bệnh ung thư phổi khác, nó thường liên quan đến việc tiếp xúc với amiăng.

2. Lợi ích của việc tập thể dục trong điều trị bệnh ung thư phổi

Tập thể dục là một ý tưởng tốt cho bất kỳ ai. Khi bạn đang sống với bệnh ung thư phổi, tập thể dục có thể giúp:

  • Cải thiện nhịp thở
  • Tăng mức năng lượng
  • Giảm nguy cơ tái phát ung thư
  • Ngăn ngừa hoặc quản lý các tình trạng sức khỏe khác, bao gồm huyết áp cao và bệnh tiểu đường
  • Quản lý căng thẳng và lo lắng

Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu một quá trình luyện tập nào đó.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tim
Tập thể dục giúp người bệnh ung thư phổi cải thiện nhịp thở

3. Bài tập thể dục tốt nhất cho người bị ung thư phổi

Cố gắng kết hợp các loại hoạt động khác nhau vào thói quen của bạn để nhận được nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe. Có bốn bài tập chính đối với người bệnh ung thư, đó là:

  • Thở
  • Kéo dài
  • Thể dục nhịp điệu
  • Rèn luyện sức mạnh

Mỗi loại cung cấp những lợi ích khác nhau, như cải thiện tính linh hoạt và cân bằng; tăng cường sức khỏe tim, phổi; xây dựng và duy trì cơ bắp để giúp bạn khỏe khoắn hơn.

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc về việc tăng mức độ tập thể dục.

3.1. Tập thở

Bài tập thở có thể giúp tăng cường các cơ khi bạn hít vào và thở ra. Cơ hoành là cơ bên dưới phổi giúp kiểm soát độ sâu cũng như độ mạnh của hơi thở. Tăng cường cơ hoành có thể giúp bạn thở hiệu quả và dễ dàng hơn.

Hít thở sâu cũng có thể là một cách hiệu quả để kiểm soát căng thẳng và lo âu. Các bài tập thở có thể tăng sức bền, hỗ trợ bạn thực hiện các hình thức tập thể dục khác.

Làm theo các bước sau để thở bằng cơ hoành:

  • Tìm một vị trí thoải mái hoặc ngồi, đứng hoặc nằm.
  • Đặt một tay lên ngực trên, tay còn lại đặt trên bụng.
  • Hít vào từ từ bằng mũi.
  • Khi cảm thấy bụng đầy không khí thì thở ra chậm hơn bằng miệng với đôi môi mím chặt, như thể bạn đang thổi tắt một ngọn nến.
  • Khi thở ra, bạn sẽ thấy bụng xẹp xuống khi không khí rời khỏi cơ thể.
  • Lặp lại các bước này ít nhất 3-4 lần hoặc cho đến khi bạn nhận thấy mình cảm thấy thư giãn hơn và kiểm soát được nhịp thở của mình.

3.2. Kéo dãn cơ

Các động tác co duỗi giúp bạn trở nên linh hoạt hơn. Nó rất tốt cho sự ổn định và cân bằng, đồng thời cho phép bạn trở nên năng động hơn.

Giãn cơ giúp cải thiện phạm vi chuyển động, tuần hoàn trong cơ thể và tư thế của bạn. Tư thế, cơ ngực và cơ lưng tốt có thể làm tăng dung tích phổi, điều này rất có lợi cho người bệnh ung thư phổi.

Căng cơ là bước quan trọng sau khi tập thể dục, nhưng nó cũng được coi là một loại bài tập riêng. Điều quan trọng là phải kéo căng tất cả các bộ phận của cơ thể và giữ trong 10 đến 30 giây.

Mọi người thường nín thở khi kéo căng, nhưng điều quan trọng là thở qua mỗi lần kéo căng. Kiểm tra bản thân trong khi duỗi người để đảm bảo rằng bạn đang thở tốt.

Dưới đây là một số ví dụ về các hoạt động kéo giãn cơ mà bạn có thể thử:

Nếu bạn ngồi hầu hết thời gian trong ngày, hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi mỗi giờ để đứng dậy và duỗi thẳng tay chân.

3.3. Thể dục nhịp điệu

Tập aerobic khiến cho nhịp tim của bạn tăng lên. Nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch và tăng dung tích phổi. Một số bài tập thể dục nhịp điệu bao gồm:

  • Đi dạo
  • Bơi lội
  • Khiêu vũ
  • Đạp xe
hoat-dong-hang-ngay-cho-benh-ung-thu-phoi-tap-duc-va-hon-nua-2
Đạp xe là giúp cải thiện sức khỏe người bệnh ung thư phổi

Nếu hiện tại bạn không hoạt động thì nên bắt đầu với cường độ thấp. Bạn có thể đi bộ tại hành lang trong nhà hoặc chung cư, diễu hành tại chỗ trong phòng khách.Dưới đây là một số hoạt động aerobic bạn nên thực hiện mỗi ngày:

  • Cắt cỏ, cào lá trong vườn
  • Đi bộ cùng thú cưng của bạn
  • Học lớp khiêu vũ trực tuyến
  • Sử dụng máy đếm bước chân để theo dõi các bước hàng ngày của bạn, sau đó dần dần cố gắng tăng số bước bạn đi.

3.4. Hoạt động rèn luyện sức mạnh

Các hoạt động rèn luyện sức mạnh giúp xây dựng hoặc duy trì cơ bắp. Có cơ bắp khỏe thì sẽ hỗ trợ tư thế và sức bền tốt hơn.

Tập luyện sức mạnh cũng đóng một vai trò trong việc xây dựng khối lượng xương. Bạn nên bắt đầu với mức tạ nhẹ nếu mới tập luyện sức bền. Cụ thể:

  • Nâng tạ tay nhẹ, chai nước hoặc thực phẩm đóng hộp.
  • Sử dụng băng cản lực cho cánh tay và phần trên cơ thể của bạn.
  • Kiễng chân nâng người lên, bám vào ghế hoặc bàn để giữ thăng bằng.
  • Thử tập yoga hoặc Pilates.

4. Vật lý trị liệu

Một nhà trị liệu vật lý có thể giúp bạn tìm ra cách hoạt động phù hợp nhất đối với tình hình sức khỏe hiện tại. Điều này hữu ích nếu bạn không biết bắt đầu như thế nào, có những lo lắng về sức khỏe khác hoặc đang đối mặt với những chấn thương trong quá khứ.

Đảm bảo rằng, bác sĩ vật lý trị liệu biết tiền sử bệnh của bạn trước khi bạn bắt đầu một chương trình tập luyện.

5. Kết luận

Hoạt động tích cực có lợi cho bệnh ung thư phổi. Nó có thể cải thiện tâm trạng và năng lượng của bạn, giúp giữ sức cho các phương pháp điều trị.

Có nhiều hình thức tập thể dục khác nhau và tất cả đều có lợi. Các hoạt động trong cuộc sống thường ngày cũng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn không biết bắt đầu tập thể dục từ đâu, hãy nói chuyện với bác sĩ vật lý trị liệu để có phương pháp phù hợp với sức khỏe bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Hycamtin 0.25mg
    Công dụng thuốc Hycamtin 0.25mg

    Thuốc Hycamtin 0.25mg là một loại thuốc có tác dụng gây độc tế bào, chống khối u được dùng bằng đường uống, để điều trị bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ tái phát. Thuốc có nguy cơ gây ra ...

    Đọc thêm
  • Hycamtin 4mg
    Công dụng thuốc Hycamtin 4mg

    Hycamtin 4mg là thuốc bột pha truyền tĩnh mạch, được dùng trong chỉ định điều trị ung thư biểu mô buồng trứng di căn và ung thư phổi tế bào nhỏ. Việc sử dụng thuốc Hycamtin 4mg theo đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Paclispec 30
    Công dụng thuốc Paclispec 30

    Paclispec 30 là thuốc điều trị ung thư, tác động trực tiếp vào hệ miễn dịch. Thuốc chứa thành phần chính Paclitaxel. Để hiểu rõ hơn về thuốc Paclispec 30 có tác dụng gì, cùng tìm hiểu qua bài viết ...

    Đọc thêm
  • anthracin
    Công dụng thuốc Anthracin

    Anthracin được sản xuất bởi Công ty Fresenius kabi Oncology Ltd, thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về ...

    Đọc thêm
  • Marixime
    Công dụng thuốc Intatecan

    Thuốc Intatecan thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Intatecan được sản xuất từ hoạt chất Topoteca và ở dưới dạng Topotecan hydrochloride. Khi sử dụng Thuốc Intatecan cần phải ...

    Đọc thêm