Các xét nghiệm ung thư xương cần biết

Theo thống kê của WHO, ung thư xương thường không có các dấu hiệu bệnh rõ ràng và tiến triển chậm. Chính vì vậy, việc tầm soát căn bệnh này là cách tốt nhất nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời để phòng tránh những hậu quả nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh và các xét nghiệm chẩn đoán ung thư xương.

1. Ung thư xương là bệnh gì?

Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào trong xương. Bên cạnh những tế bào u ác tính này vẫn có thể tồn tại các tế bào u lành tính. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng các tế bào ung thư này nên dễ lây lan sang các khu vực khác làm cho tình trạng xương ngày càng yếu dần. Có thể tìm thấy khối u ở bất kỳ vị trí xương nào của cơ thể. Tuy nhiên hay gặp nhất là xương dài (xương chày, xương đùi, xương cánh tay) hoặc xương dẹt (xương chậu, xương bả vai) thường là nơi phát hiện các dấu hiệu.

Bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là lứa tuổi từ 12 đến 20 và hay gặp nhiều ở nam giới. Do bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, chính vì thế bệnh gây tỷ lệ tử vong cao.

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trong việc giúp hình thành các khối u ác tính trong xương, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình mắc phải bệnh ung thư, đặc biệt là các loại bệnh ung thư có liên quan đến xương hoặc sụn.
  • Người bệnh đã từng được điều trị hoặc xạ trị trong quá khứ.
  • Người bệnh mắc phải căn bệnh Paget: Đây là một tình trạng khiến xương bị gãy và sau đó phát triển trở lại bất thường.
  • Người bệnh có nhiều khối u trong sụn hoặc mô liên kết trong xương.

Dấu hiệu của ung thư xương:

Dấu hiệu nhận biết người bệnh mắc ung thư xương sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng thường khác nhau, cụ thể:

Ở giai đoạn khởi đầu, thường rất mơ hồ, người bệnh thường chỉ có các triệu chứng như:

  • Đau mỏi chân tay, đặc biệt ở người trẻ trong độ tuổi từ 30 đến 40.
  • Cảm thấy đau và nóng ở vùng xương có khối u.
  • Các chi yếu hơn bình thường, có cảm giác tê hoặc đau nhức.

Ở giai đoạn bệnh ung thư phát triển và lây lan, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu:

  • Mệt mỏi, sút cân, có hoặc không có dấu hiệu sốt nhẹ.
  • Tình trạng đau ở xương tăng dần mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau.
  • Sưng vùng xương có khối u.
  • Gãy xương bất thường không phải do bất kỳ chấn thương nào tác động.

2. Các xét nghiệm ung thư xương

Do ung thư xương có tỷ lệ tử vong cao, nên đa số mọi người thường đặc biệt quan tâm đến việc tầm soát nguy cơ căn bệnh này. Vậy nên thực hiện những xét nghiệm gì để biết ung thư xương?

Việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư xương giúp tìm ra các chỉ số xét nghiệm bất thường để xác định nguy cơ bị ung thư hoặc loại ung thư mà người bệnh mắc phải. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán ung thư xương. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu

Đây là loại xét nghiệm được thực hiện đầu tiên trước khi thực hiện các xét nghiệm khác trong việc chẩn đoán ung thư xương. Với xét nghiệm này, nhằm tìm ra sự bất thường về chỉ số phosphatase kiềm (ALP) và lactate dehydrogenase (LDH) để có căn cứ chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư xương. Tuy nhiên sau khi có kết quả mà 2 chỉ số này cao hơn mức bình thường cần phải tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa về ung thư. Bởi tình trạng 2 chỉ số cao bất thường có thể gặp ở trường hợp trẻ trong độ tuổi phát triển xương hoặc người bệnh bị gãy xương đang trong quá trình liền xương.

  • Chụp X- quang

Đây là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư xương rất phổ biến. Hầu hết các trường hợp người bệnh mắc ung thư xương đều hiển thị hình ảnh khối u ác tính trên phim chụp X - quang. Hình ảnh của xương tại vị trí có các tế bào ung thư thường rất “xù xì, lởm chởm” thay vì rắn chắc như xương người không mắc bệnh.

Đôi khi, bác sĩ có thể nhìn thấy một khối u xung quanh xương bị khuyết tật lan ra các mô gần đó (như cơ hoặc mô mỡ). Các bác sĩ có thể nhận biết các khối u có ác tính hay lành tính theo cách mà khối u xuất hiện trên phim X - quang. Trên hình ảnh phim X - quang có thể xác định được vị trí đầu của khối u hoặc khu vực mà khối u di căn đến.

Việc thực hiện chụp X - quang ngực thường giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng ung thư xương có khả năng di căn đến phổi hay không.

  • Chụp Scan xương

Phương pháp xét nghiệm ung thư xương bằng chụp CT-Scan xương là cách lợi dụng ưu điểm của các chất phóng xạ được tiêm vào cơ thể để giúp nhìn vào cấu trúc bên trong xương. Các chất đánh dấu phóng xạ đó khi được tiêm vào trong tĩnh mạch sau đó được thu thập được trong các khu vực xương và nhìn thấy qua thiết bị camera chuyên dụng.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Phương pháp này giúp bác sĩ xác định trong trường hợp người bệnh đã mắc ung thư xương các tế bào ung thư đã lan đến phổi, gan hoặc các cơ quan khác trong cơ thể ở mức độ nào. Xét nghiệm này cho thấy rõ các hạch bạch huyết và các cơ quan xa hơn có thể bị ung thư di căn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp thấy rõ kích thước của khối u.

Ngoài ra, chụp CT thường được kết hợp khi bác sĩ phẫu thuật tiến hành chọc sinh thiết tế bào ở khối u. Đối với thử nghiệm này, người bệnh nằm trên bàn chụp CT trong khi các bác sĩ chụp X - quang di chuyển kim sinh thiết về phía khối u.

  • Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp này là cách tốt nhất trong tầm soát ung thư xương. Đặc biệt trong trường hợp khi chụp ở các vị trí như não và tủy sống.

  • Quét xương bằng hạt nhân phóng xạ

Cách này giúp bác sĩ dễ dàng xác định tiến triển của bệnh có di căn sang các vị trí khác trong cơ thể. Hình ảnh khi quét xương có thấy những vùng xương có sự tồn tại của tế bào ung thư thường dày đặc, màu xám đậm hoặc đen. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh đang bị viêm khớp, nhiễm trùng hoặc các bệnh về xương khác cũng có thể rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, nên kết hợp với các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác hoặc sinh thiết xương có thể là rất cần thiết để biết nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên xương.

  • Chụp phát xạ positron (PET)

Bằng cách sử dụng dạng đường glucose để gắn vào với nguyên tử phóng xạ. Các tế bào ung thư hấp thụ rất nhiều đường phóng xạ, vì khả năng trao đổi chất cao hơn các tế bào lành tính. Chụp PET có ích trong việc phát hiện ung thư trong toàn bộ cơ thể. Phương pháp này có thể cho biết được khối u thuộc dạng lành tính hay ác tính. Thông thường chụp PET kết hợp với chụp CT để khẳng định sự tồn tại của các tế bào ung thư hiệu quả hơn.

  • Sinh thiết

Đây là cách lấy một mảnh mô từ khối u để kiểm tra sự xuất hiện các tế bào ung thư. Cũng là cách duy nhất để biết một khối u là ung thư xương hay không. Người bệnh thường được gây mê toàn thân hoặc chặn dây thần kinh để gây tê khu vực rộng lớn.

Trường hợp người bệnh mắc ung thư xương, khi sinh thiết có thể cho bác sĩ biết đó là ung thư xương nguyên phát hay ung thư bắt đầu từ một nơi khác và lan đến xương (hay còn gọi là di căn). Điều quan trọng là sinh thiết nên được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các khối u xương.

Phương pháp này khi thực hiện trên người bệnh cũng có thể gây ra nguy cơ làm ung thư lây lan.

Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các xét nghiệm ung thư xương nhằm chẩn đoán xác định nguy cơ mắc bệnh cũng như tiến triển của bệnh. Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, do đó để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả thì việc thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: