Đau bụng dưới sau sinh, có phải do ứ tắc sản dịch?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Lê Thị Phương đã có 29 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa.

Cơ thể người phụ nữ sau sinh sẽ tiết ra rất nhiều sản dịch, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi bất thường và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ, trong đó nguy hiểm nhất vẫn là tình trạng đau bụng dưới sau sinh do ứ tắc sản dịch.

1. Ứ tắc sản dịch sau sinh là gì?

Sản dịch sau sinh thực chất là màng rau, niêm mạc cổ tử cung và dịch từ âm đạo bong ra, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường sinh dục phát triển. Thông thường, cơ thể người phụ nữ sau sinh sẽ có những biến đổi nhất định, tử cung sẽ thực hiện nhiệm vụ co bóp để tống xuất sản dịch ra bên ngoài, điều này có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh vừa hoặc dữ dội. Trường hợp sản dịch không thể thoát ra ngoài và bị ứ đọng lại trong tử cung thì sẽ gây ra tình trạng ứ tắc sản dịch sau sinh.

Sản phụ nếu bị ứ tắc sản dịch sau sinh nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời thì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rối loạn đông máu, chảy máu không cầm được, mất máu quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ứ tắc sản dịch sau sinh?

dau-bung-duoi-sau-sinh-1
Tình trạng đau bụng dưới sau sinh có thể do sản phụ ít vận động.

Một số nguyên nhân có thể khiến sản phụ bị ứ tắc sản dịch sau sinh bao gồm:

2.1 Do ít vận động

Có rất nhiều bà mẹ sau sinh vì quá mệt mỏi, kiệt sức hoặc lo lắng việc đi lại vận động có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe nên đã nằm im một chỗ, không chịu vận động. Tuy nhiên, chính sự ít vận động lại là nguyên nhân khiến cơ thể bị ứ tắc sản dịch và đau bụng sau sinh mổ. Thường thì trong khoảng 10 ngày đầu tiên sau khi sinh sẽ là khoảng thời gian tử cung co bóp và đàn hồi để tống đẩy sản dịch ra ngoài, do đó, các bác sĩ luôn khuyên sản phụ sau khi sinh chỉ nên nằm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, sau đó nên ngồi dậy và tập đi lại để giúp tử cung co bóp, để nhanh quá trình tống sản dịch ra ngoài và rút ngắn thời kỳ hậu sản.

2.2 Do cổ tử cung bị đóng kín

Cổ tử cung bị đóng kín sẽ khiến cho sản dịch không thể thoát ra được, trường hợp này thường gặp ở các sản phụ sinh mổ và được chỉ định mổ khi chưa đến giai đoạn chuyển dạ tự nhiên làm cho cổ tử cung không mở ra được (mặc dù trong lúc mổ các bác sĩ đã tiến hành nong cổ tử cung), sản dịch không thể thoát ra ngoài sẽ gây ra tình trạng bế tắc sản dịch trong tử cung và khiến sản phụ bị đau bụng sau sinh mổ.

3. Phân biệt đau bụng dưới sau sinh và đau bụng do ứ tắc sản dịch

Đau bụng dưới sau sinh và đau bụng do ứ tắc sản dịch là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau, cần phải phân biệt rõ để có hướng xử lý đúng. Trên thực tế, có rất nhiều sản phụ gặp phải tình trạng đau bụng sau sinh mổ hay sinh thường, đây có thể là biểu hiện bình thường khi tử cung co bóp để tổng đẩy sản dịch ra ngoài hoặc là thay đổi để cơ thể thích nghi sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, nếu như đau bụng kèm theo các biểu hiện bất thường như sốt cao, đau không ngừng thì sản phụ cần phải đến bệnh viện kiểm tra bởi đó có thể là dấu hiệu khi bị ứ tắc sản dịch sau sinh.

Thông thường, sản phụ sau sinh có thời gian khoảng 20 đến 30 ngày để sản dịch tống đẩy hết ra ngoài, tuy nhiên, có nếu bị đau bụng dưới sau sinh 3 tháng thì đó là dấu hiệu bất thường và sản phụ phải nghĩ ngay đến trường hợp bị ứ tắc sản dịch sau sinh, cần phải xác định xem tình trạng đau như nào, biểu hiện ra sao?

Trường hợp các cơn đau bụng dưới sau sinh kèm theo các triệu chứng bất thường sau thì có thể sản phụ đã bị ứ tắc sản dịch quá lâu, cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức, các biểu hiện bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Cảm giác căng tức và đau vùng hạ vị
  • Âm đạo ra ít sản dịch và kèm mùi hôi
  • Khi sờ vào bụng thì thấy cứng và có cục
  • Khám cổ tử cung thì thấy bị đóng kín, khi dùng tay nong cổ tử cung kiểm tra thì thấy sản dịch ra có màu đen sậm kèm với mùi hôi
  • Cảm thấy đau nhiều khi ấn cổ tử cung

4. Phòng tránh ứ đọng sản dịch sau sinh như thế nào?

dau-bung-duoi-sau-sinh-2
Cho con bú mẹ sớm là cách giúp phòng tránh đau bụng dưới sau sinh và ứ tắc sản dịch.

Mặc dù ra sản dịch sau sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng sản phụ tuyệt đối không được xem nhẹ và chủ quan, để phòng tránh ứ tắc sản dịch sau sinh hiệu quả là vận động nhẹ nhàng và chú trọng vệ sinh vết mổ hay vết khâu tầng sinh môn để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu sản.

Ngoài ra, cho con bú sớm, bú mẹ trực tiếp cũng là cách giúp tử cung co hồi tốt và phòng tránh ứ tắc sản dịch sau sinh hiệu quả. Đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước thì mỗi ngày có thể nằm sấp khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho sản dịch dễ dàng được đẩy ra ngoài hơn.

Để giảm các triệu chứng đau đẻ sau sinh và cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:

Nỗi ám ảnh lớn nhất của các sản phụ sinh mổ chính là các cơn đau sau khi sinh vì lúc này thuốc tê đã hết tác dụng. Từng cử động dù chỉ nhỏ nhất cũng khiến vết mổ đau buốt. Hiểu được quá trình mang nặng đẻ đau và mong muốn xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphingây tê thần kinh thẹn. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các hộ lý hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 - 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.

Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

157K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan