Trẻ 9 tháng tuổi thì cần bổ sung những loại vitamin gì?

Giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi chính là giai đoạn quan trọng để bổ sung vitamin cũng như các khoáng chất khác giúp cho trẻ hấp thu tốt, không chán ăn và phát triển thể chất cũng như trí não. Do đó, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ, thì cũng cần quan tâm hơn đến việc trẻ 9 tháng tuổi cần bổ sung những gì hay trẻ 9 tháng cần bổ sung những vitamin gì để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con sao cho khoa học và hiệu quả nhất.

1. Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ 9 tháng tuổi

Song song với việc cho trẻ bú sữa mẹ thì ở trẻ 9 tháng tuổi đã có thể cầm nắm thức ăn và xuất hiện răng sữa, nên các mẹ cần phải lưu ý hơn với việc xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp, đa dạng và tăng dần về số lượng để đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất của con, giúp con phát triển tốt nhất.

Đối với trẻ trong giai đoạn này, nhu cầu về các loại bao gồm vitamin, protein, lipid, glucid và các khoáng chất là rất lớn. Cụ thể:

Vitamin: Việc bổ sung các vitamin thiết yếu sẽ hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon miệng phòng tránh tình trạng biếng ăn ở trẻ. Cụ thể, trẻ 9 tháng cần bổ sung những vitamin gì?

  • Vitamin B1: cần 0,5 mg
  • Vitamin B2: cần 0,4 mg
  • Vitamin B3: cần 4,0 mg
  • Vitamin C: cần 30,0 mg
  • Vitamin A: vitamin A được dự trữ ở gan phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ.
  • Vitamin D: khoảng 100 IU/ngày.

Protein: nhu cầu protein hàng ngày của trẻ vào tháng thứ 9 rất cao để có thể đáp ứng sự phát triển của xương, cơ và các mô. Phụ huynh nên chú ý đến việc cho trẻ sử dụng các thực phẩm bao gồm trứng, thịt, sữa,... bởi đây là thực phẩm có chứa protein với giá trị sinh học cao từ 70-85%.

Lipid: Lipid có vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng và acid béo cần thiết cho quá trình hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K). Nhu cầu lipid của trẻ 9 tháng tuổi sẽ còn phải dựa vào lượng chất béo trung bình và lượng sữa trung bình đứa bé bú được.

Glucid: có 8% glucid trong sữa mẹ là lactose đó là khoảng 7g/100ml sữa mẹ. Lượng glucid nạp vào qua các bữa ăn dặm của trẻ có thể thay đổi bởi các loại thức ăn và lực ăn của bé.

Khoáng chất như calci, sắt, kẽm rất cần thiết đối với trẻ trong giai đoạn này, đặc biệt là sắt, do sắt trong sữa mẹ đã giảm sẽ không đáp ứng đủ nên cần bổ sung thêm sắt qua các thực phẩm trong bữa ăn dặm của trẻ.

Ngoài ra, canxi cần thiết cho trẻ trong quá trình tạo mô xương và răng diễn ra rất nhanh, kẽm giữ vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và tạo miễn dịch cao ở trẻ.

Xem ngay: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

trẻ 9 tháng cần bổ sung những vitamin gì
Giải đáp trẻ 9 tháng cần bổ sung những vitamin gì?

2. Các loại thực phẩm nên có trong bữa ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi

“Trẻ 9 tháng cần bổ sung những gì?” là câu hỏi chung của rất nhiều các gia đình hiện nay. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thì các mẹ cần lưu ý đến các loại thực phẩm sau:

Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt lợn, thịt bò, cá trích, thịt gà, gan, dầu cá, trứng, sữa, bơ. Chúng có hàm lượng protein, glucid, lipid cao, vitamin và các khoáng chất khác.

Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất béo thực vật như :

  • Các loại hạt (như là hạt vừng, hạt hướng dương), mầm ngũ cốc.
  • Các loại rau như là măng tây, rau cải, đậu xanh, cà chua, rau bông cải xanh, khoai tây, rau muống, rau ngót, bí đỏ, cà rốt.
  • Các loại quả như cam, quýt, xoài, kiwi.

Ngoài bổ sung các chất cần thiết qua các bữa ăn dặm, phụ huynh có thể bổ sung thêm cho con bằng các loại sản phẩm chức năng chứa vitamin, men tiêu hóa kích thích ăn ngon dạng siro, dạng kẹo, dạng bột,... giúp trẻ biếng ăn bổ sung vitamin và lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh trẻ hấp thu nhanh, phòng tránh suy dinh dưỡng.

Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan