Làm gì khi trẻ bị vỡ răng hàm?

Trẻ bị vỡ răng hàm là 1 trong những vấn đề răng miệng thường gặp, có thể khắc phục được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé.

1. Điểm danh những nguyên nhân khiến răng hàm bị vỡ

Vỡ răng ở trẻ em là vấn đề nhiều trẻ gặp phải, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong đó có răng hàm. Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:

  • Vi khuẩn tấn công răng hàm tạo ra những lỗ nhỏ trên lớp men răng. Về lâu dài có thể gây sâu răng và vỡ răng.
  • Trẻ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy, khiến răng yếu hơn so với bình thường dẫn đến vỡ khi có lực tác động vào răng.
  • Răng trẻ bị tác động một lực lớn từ bên ngoài như té ngã, cắn vật cứng hay đồ chơi.

2. Các phương pháp giúp phục hình răng hàm bị vỡ

Khi răng hàm trong cùng hoặc các răng số 6,7 trên cung hàm bị vỡ, chúng sẽ khiến bé có cảm giác tê buốt khi gặp phải các kích thích nóng, lạnh hoặc khi ăn uống. Bên cạnh đó, răng bị vỡ cũng ít nhiều có ảnh hưởng đến cấu trúc răng, khi lấn sâu vào ngà răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.

Do đó, khi trẻ bị vỡ răng hàm, bố mẹ nên thu xếp thời gian đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Có 2 giải pháp hiện đang được áp dụng trong phục hình răng hàm bị vỡ gồm có:

  • Trám răng thẩm mỹ: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để tiến hành trám kín vào vị trí răng vỡ, góp phần tái tạo hình dáng răng. Điều này cũng sẽ giúp bảo vệ mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Bọc răng sứ: Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp giúp khắc phục các khuyết điểm của răng trong đó có vỡ răng hàm. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng cần điều trị để tạo mặt tiếp xúc hoàn hảo giữa răng thật và răng sứ, giúp cho răng sứ khít với răng thật, không gây cộm hay khó chịu cho trẻ.

Việc lựa chọn phương pháp phục hình răng hàm vỡ ở trẻ còn tùy thuộc theo từng trường hợp như nguyên nhân khiến răng bị vỡ, mức độ tổn thương của mô răng, tình trạng của răng đối diện, tiền sử bệnh lý của răng cần điều trị. Về cơ bản đối với những trường hợp răng hàm bị vỡ ở mức độ nhẹ, phần răng bị mất không quá lớn, bạn chỉ cần trám răng cho bé là có thể hoàn thiện. Tuy nhiên với những trường hợp răng bị vỡ lớn hoặc đã lấy tủy, trẻ cần được bọc sứ để đảm bảo hiệu quả phục hình.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ bị vỡ răng hàm

Trong trường hợp răng hàm của trẻ bị vỡ nhưng bạn chưa thể đưa bé đến gặp nha sĩ ngay lập tức, bạn cần chú ý áp dụng một số giải pháp sau đây để tránh gây tổn thương nặng hơn cho răng:

  • Ăn thức ăn mềm: Việc nhai có thực phẩm cứng sẽ làm tăng áp lực lên răng, khiến tình trạng răng bị vỡ thêm phần nghiêm trọng. Do đó bạn chỉ cho bé ăn các thức ăn mềm cho đến khi quá trình phục hình răng hoàn tất.
  • Không dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Răng sau khi bị vỡ thường nhạy cảm với nhiệt độ nên bạn cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Súc miệng bằng nước muối: Bạn cần cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Nhai bằng bên hàm không có răng bị vỡ: Việc ăn nhai bằng hàm có răng bị vỡ có thể khiến chúng bị tổn thương thêm, do đó bạn nên ăn bằng hàm còn lại.
  • Giữ mảnh vỡ của răng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gắn lại mảnh vỡ vào răng. Do đó nếu có thể bạn hãy giữ lại mảnh vỡ và mang đến phòng khám nha khoa.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu trẻ có cảm giác đau nhức do răng bị vỡ với mảnh lớn, bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau trong lúc chờ gặp bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc cần phải làm gì khi trẻ bị vỡ răng hàm. Về cơ bản, bác sĩ nha khoa nha khoa mới có thể xác định chính xác tình trạng răng vỡ và phương pháp phục hình răng tối ưu cho từng trường hợp cụ thể. Do đó bạn cần đưa bé đến thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

640 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan