Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Lấy tủy răng là một thủ thuật nha khoa cần thực hiện khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho răng và những răng lên cận. Bên cạnh đó, răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu cũng đáng được quan tâm. Sau đây là một vài thông tin chia sẻ để bạn đọc hiểu rõ hơn răng chữa tủy tồn tại được bao lâu.

1. Nguyên nhân cần thực hiện lấy tủy răng

Lấy tủy răng cần kiểm tra rõ bệnh lý răng để đảm bảo kết quả điều trị. Biện pháp lấy tủy răng thông thường sử dụng cho tình trạng răng sâu ở mức nặng. Trường hợp sâu răng sau khi kiểm tra có phát hiện tại men răng, ngà răng đặc biệt là phía dưới men răng sẽ cần lấy tủy răng.

Răng sâu viêm nặng sẽ dẫn đến suy giảm khả năng cảm nhận của cấu trúc thần kinh quanh răng. Từ đó, sức khỏe răng miệng giảm gây ra nhiều bệnh lý răng nguy hiểm, đặc biệt là khó khăn khi ăn nhai. Do đó, thủ thuật lấy tủy răng sẽ khoanh vùng và hạn chế sự phát tán của bệnh lý sâu răng đến những vị trí còn khỏe mạnh.

2. Phương pháp lấy tủy răng trong nha khoa

Phương pháp lấy tủy răng cần thực hiện tại nha khoa bởi bác sĩ chuyên khoa răng để tránh ảnh hưởng phụ ngoài ý muốn. Tuy lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa nhưng người bệnh cần được thực hiện đủ các bước từ gây tê đến chăm sóc hậu phẫu.

Sau đây là những bước cần thực hiện để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh phản ứng phụ cho răng:

  • Kiểm tra trực quan kèm chụp phim răng để xác định bệnh lý và vị trí cần điều trị. Cần xác định rõ răng chết tủy hoàn toàn chưa trước khi tiến hành lấy tủy cho răng
  • Gây tê: thuốc tê có thể tạm thời làm mất cảm giác đau cho dây thần kinh răng giúp người bệnh không đau đớn đến khi thủ thuật kết thúc. Bước làm này khá quan trọng và cần thực hiện đủ lượng vì quá ít thuốc tê dẫn đến mất sức còn quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm giác của cấu trúc thần kinh răng.
  • Lấy tủy cho răng: nha sĩ sẽ chờ cho thuốc tê phát huy công dụng tiến hành thực hiện lấy tủy. Chiều cao tủy cần lấy được xác định trên phim răng đã chụp trước đó. Bác sĩ sử dụng máy khoan y tế để tạo lỗ nhỏ trên răng dẫn đến vị trí buồng tủy và ống tủy. Trong khi thực hiện khoan, nha sĩ dùng vòi rửa để làm sạch răng sẽ dễ nhìn được buồng tủy và xác định đúng vị trí cần lấy tủy.
  • Trám lại răng sau khi lấy tủy: Sau khi lấy tủy răng cần tạo một lớp bảo vệ cho răng để khôi phục hình thái răng như trước khi khoan lấy tủy. Trước hết nha sĩ sẽ kiểm tra răng tránh lấy sót tủy dẫn đến viêm tái phát sau khi điều trị. Trám răng sẽ làm kín lỗ khoan sau khi kết thúc thủ thuật lấy tủy. Nha sĩ cần kiểm tra kỹ răng lẫn hình ảnh chụp để đảm bảo trám đảm bảo đúng và chuẩn.

3. Sau khi răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các nghiên cứu và thực tế bệnh nhân, răng điều trị tủy thường có thời gian tồn tại ngắn. Nguyên nhân được xác định chính là vì tủy răng là nơi diễn ra sự trao đổi nuôi dưỡng răng và cảm nhận của dây thần kinh răng.

Do đó răng chết tủy tồn tại được bao lâu sẽ tùy theo sức khỏe răng từng bệnh nhân nhưng thời gian đều vô cùng ngắn. Hầu hết bệnh nhân từng điều trị tủy do sâu răng mức nặng và vừa sẽ dẫn đến răng dễ vỡ hay màu sắc thay đổi vì lượng dinh dưỡng không còn được nhận đủ để nuôi dưỡng răng. Quan trọng hơn là chức năng ăn nhai sẽ gặp khó khăn với những thực phẩm chứa axit, nóng, lạnh hay quá cứng.

Bệnh nhân sau khi chữa tủy răng có thể bảo tồn răng sau chữa tủy trong khoảng 15 - 25 năm. Do đó, trám răng sau khi lấy tủy sẽ hỗ trợ một phần chức năng ăn nhai chứ không thể đảm bảo được như răng tự nhiên chưa từng điều trị tủy.

Để nâng thời gian cho răng đã chữa tủy, nha sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Giải pháp chụp răng sứ sẽ nâng cao thời gian ăn nhai và tránh tổn thương cho răng sau một thời gian sử dụng dài.

4. Những chia sẻ về chăm sóc răng chữa tủy

Bên cạnh trám răng sau khi lấy tủy thì bệnh nhân cần tham khảo hướng dẫn điều dưỡng để răng hồi phục nhanh và tránh để lại di chứng. Trước tiên bệnh nhân cần theo dõi nếu có biểu hiện đau nhức hãy báo đến nha sĩ để xác định một số nguy cơ sau:

  • Viêm tủy vẫn còn tồn tại do quá trình lấy tủy không loại bỏ hoàn toàn tủy chết.
  • Nha sĩ trám răng chưa đảm bảo kỹ thuật dẫn đến vi khuẩn xâm nhập tấn công hoặc ăn mòn răng
  • Nha sĩ lấy tủy gây tổn thương chân răng dẫn đến thủng sàn tủy hoặc chóp tủy.
  • Răng bong lớp trám khi ăn nhai khiến axit hay vi khuẩn tấn công.

Sau khi lấy tủy răng ngoài theo dõi đau nhức bất thường người bệnh nên có những thói quen chăm sóc răng miệng kỹ hơn để bảo vệ răng giúp quá trình hồi phục tốt hơn tránh lung răng hay vỡ răng:

  • Cân đối thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng

Sau khi lấy tủy sức khỏe răng còn rất yếu cần chọn thực phẩm mềm. Những thực phẩm nóng, lạnh, cứng, dai... sẽ làm răng bị ảnh hưởng dẫn đến nứt vỡ sau khi điều trị. Vấn đề này cần được lưu ý với mọi bệnh lý điều trị trong nha khoa.

Để quá trình hồi phục được thúc đẩy, người bệnh cần lựa chọn nhóm thực phẩm cung cấp vitamin D, canxi và sắt để chức năng nướu răng được nuôi dưỡng tốt và tránh gãy rụng răng.

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là yếu tố khá quan trọng quyết định răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu. Theo khuyến nghị từ bác sĩ và chuyên gia về răng, mỗi người nên chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với loại bàn chải lông mềm để loại bỏ cặn và mảng bám do thức ăn để lại. Đồng thời kem đánh răng cũng cân bằng môi trường răng miệng làm giảm vi khuẩn tấn công răng để tránh viêm tủy hay viêm nha chu.

Mỗi người cần thường xuyên thay bàn chải định kỳ để đảm bảo chất lượng đầu chải không gây tổn thương răng và nướu. Thời gian khuyến khích thay mới bàn chải là 3 tháng.

  • Định kỳ tái khám nha khoa theo hướng dẫn bác sĩ

Sau khi điều trị lấy tủy bác sĩ sẽ lên lịch hẹn kiểm tra răng cho bệnh nhân để liên tục theo dõi sự phục hồi của răng. Người bệnh cần chủ động thực hiện tái khám đúng với yêu cầu của nha sĩ để kịp thời phát hiện biến chứng hay bất thường sau điều trị. Thời gian tái khám có thể liền nhau 2 - 4 tuần và giãn dần cho đến khi sự hồi phục của răng được xác định không có ảnh hưởng nào nghiêm trọng.

Sau khi răng đã hồi phục có thể hoạt động tốt, người bệnh nên thực hiện tái khám định kỳ 6 tháng/ lần. Mỗi người dù có bệnh lý răng hay không cũng nên kiểm tra răng 2 lần mỗi năm để đề phòng những bệnh lý răng nguy hiểm tránh phải can thiệp xâm lấn răng nhiều.

Thủ thuật lấy tủy răng sẽ làm giảm khả năng ăn nhai của răng đáng kể. Hơn nữa thời gian tồn tại của răng sau khi làm thủ thuật lấy tủy cũng ngắn hơn với răng khỏe mạnh. Do đó bệnh nhân cần kiểm tra kỹ trước khi thực hiện điều trị.

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu phụ thuộc vào quá trình phục hồi của mỗi bệnh nhân. Để kéo dài thời gian sử dụng răng, bệnh nhân nên chăm sóc trong giai đoạn phục hồi và tái khám đúng với chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, để tránh biến chứng sau lấy tủy, người bệnh hãy chọn lựa địa chỉ và nha sĩ uy tín để thực hiện lấy tủy răng.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tủy răng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan