Ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích với trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em (IBS) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp và hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân. Trẻ em bị hội chứng ruột kích thích thường có những triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, đôi khi có những đợt tiêu chảy hoặc táo bón. Các dấu hiệu có thể đến và đi, tái đi tái lại nhiều lần và nên được thăm khám, điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng.

1. Tổng quan

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý chức năng, tức không gây tổn thương gì trên cơ thể của trẻ. Tuy nhiên chúng lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý trên thực thể. Ví dụ: Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy dễ nhầm với bệnh lý tiêu chảy. Thể táo bón dễ nhầm với bệnh lý táo bón. Thể phối hợp (cả tiêu chảy lẫn táo bón) thì hay bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em thường có những biểu hiện điển hình như:

  • Đau bụng (ít nhất 4 cơn mỗi tháng), kéo dài ít nhất 2 tháng.
  • Thay đổi số lần đi ngoài (thường xuyên hoặc hạn chế).
  • Thay đổi tính chất phân (phân lỏng và chảy nước, hoặc phân cứng hoặc khó đi).

Một số trẻ em bị hội chứng ruột kích thích đôi khi có thể cảm thấy như không thể ngừng đi toilet. Ngược lại, một số trẻ khác lại cảm thấy thường xuyên đầy hơi, chướng bụng, phân có thể mắc kẹt bên trong và làm trẻ rất khó chịu.

hội chứng ruột kích thích ở trẻ
Chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

2. Nguyên nhân trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích

Cơ chế bệnh sinh gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các bác sĩ cho rằng đây là một bệnh đa nguyên tố, đa nguyên nhân khi có thể liên quan đến nhiều yếu tố như:

  • Nhiễm trùng đường ruột.
  • Rối loạn tâm lý (stress, căng thẳng).
  • Chế độ ăn uống (chế độ ăn giàu chất béo, thực phẩm chứa gluten, các món cay nóng, nhiều đường...).
  • Do yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Lịch sử dùng thuốc.
  • Tình trạng nội tiết.

Những yếu tố trên khiến ruột già (đại tràng) của bé gặp vấn đề khi thải bỏ phân ra khỏi cơ thể, đôi khi chúng bị tắc nghẽn hoặc di chuyển quá nhanh. Điều này có thể khiến trẻ bị đau và cảm thấy khó chịu. Các bác sĩ cũng cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ em rất nhạy cảm, nên nếu trẻ bị hội chứng ruột kích thích thì sẽ càng khó chịu hơn.

3. Làm cách nào để điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em?

Do không có nguyên nhân rõ ràng nên bác sĩ sẽ thường điều trị các triệu chứng cụ thể (tiêu chảy, táo bón), điều tra về khẩu phần ăn để tìm “thủ phạm” gây bệnh:

  • Do trẻ ăn quá no, quá nhiều.
  • Do trẻ ăn thực phẩm cay.
  • Do trẻ thích những thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường.

Nếu trẻ bị nặng, bác sĩ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc để giảm đau, cũng như giúp điều trị chứng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Tuy nhiên, giải pháp tốt để điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là cố gắng tìm hiểu những hành động khiến triệu chứng tồi tệ hơn và tránh những điều đó.

Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ ăn những món giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích như: trái cây, rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ. Những món này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động đúng cách và lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nhiều nước hơn hàng ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan