Trẻ ăn dặm nên ăn rau gì tốt cho sức khỏe?

Trẻ em có sở thích bẩm sinh với đồ ăn ngọt nhưng có thể học cách thích đồ ăn mới thông qua trải nghiệm. Vì thế, cha mẹ nên bắt đầu từ sớm cho trẻ ăn rau để con thích nghi dần. Tuy nhiên, trẻ ăn dặm nên ăn rau gì và trường hợp trẻ không ăn rau có tác hại gì tới sức khỏe không?

1. Cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ khoảng 6 tháng

Khi trẻ được 6 tháng là thời điểm phù hợp nhất để bé ăn dặm, để bắt đầu ăn dặm cho trẻ, mẹ chỉ cần cho trẻ làm quen với một lượng nhỏ thức ăn đặc mỗi ngày một lần.

Trẻ 6 tháng ăn rau gì? Bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm với các loại rau và trái cây đơn lẻ bằng cách trộn, nghiền hoặc nấu chín mềm, bao gồm: củ cải trắng, bông cải xanh, khoai mỡ, khoai lang, cà rốt, táo lê, khoai tây. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn các loại rau này cùng với với sữa thông thường của trẻ. Bạn cần phải đảm bảo rằng mọi thức ăn nấu chín cần được nguội trước khi cho bé ăn.

Trẻ 6 tháng ăn được rau gì? Điều quan trọng là bạn phải giới thiệu từng loại rau cho trẻ, có như vậy bạn mới có thể kiểm soát được phản ứng dị ứng của trẻ đối với từng loại thực phẩm cụ thể. Bởi vì, với lượng rất nhỏ các loại rau bạn có thể phát hiện ra bất kỳ phản ứng nào khi trẻ ăn vào.

Rau nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều vitamin như A, C, D, E... và các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong rau cao giúp loại bỏ các chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Không những thế, rau còn cung cấp cho bé một lượng nước trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Vậy với trường hợp trẻ không ăn rau có tác hại gì?

Tác hại đầu tiên phải kể đến đó chính là thiếu hàm lượng vitamin cung cấp hàng ngày cho trẻ. Khi đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ đồng thời có thể gây nên các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng,... Ngoài ra, còn gây cho trẻ bị táo bón do cung cấp ít chất xơ, khiến cho bộ máy tiêu hoá của trẻ hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời làm giảm kích thích nhu động ruột cũng như thúc đẩy tăng trưởng vi khuẩn có hại...

6 tháng là thời điểm lý tưởng nhất để trẻ làm quen với ăn dặm
6 tháng là thời điểm lý tưởng nhất để trẻ làm quen với ăn dặm

2. Các loại rau có thể giới thiệu cho trẻ ở thời điểm ăn dặm

Trẻ 6 tháng ăn rau gì? Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm bạn có thể giới thiệu cho trẻ làm quen với các loại rau, bao gồm các loại rau không quá ngọt, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ trắng và rau bina... điều này sẽ giúp bé làm quen với nhiều loại hương vị (thay vì chỉ những loại ngọt hơn như cà rốt và khoai lang). Hơn nữa, những loại rau này còn có thể giúp hạn chế được chứng kén ăn của trẻ khi trẻ đang lớn dần lên. Bạn hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh không cần thêm muối hoặc đường vào thức ăn của chúng (hoặc nước nấu ăn). Trẻ sơ sinh không nên ăn mặn vì không tốt cho thận và đường có thể gây sâu răng.

3. Cách thức cho trẻ ăn dặm

Quá trình nấu thức ăn cho trẻ giúp cho các loại thực phẩm này trở nên mềm hơn khi trẻ sử dụng. Trong trường hợp trẻ chưa tập quen với đồ ăn cứng, bạn có thể nghiền hoặc trộn các loại rau để có kết cấu phù hợp. Trong thực đơn ăn dặm của bé bạn nên cung cấp nhiều loại rau và có thể bao gồm cả những loại có hương vị đắng: bông cải xanh, củ cải vàng, ớt, đậu Hà Lan, súp lơ trắng, rau bina, đậu xanh, măng tây, cải xoăn, cà rốt, trái bơ, bí ngô, cải bắp...

Để giúp bé nhanh chóng làm quen với các loại thức ăn có kết cấu và mùi vị khác nhau, bạn hãy thử chuyển sang thức ăn nghiền và thức ăn dạng viên nén (từ một loại nguyên liệu hoặc hỗn hợp) ngay khi trẻ sẵn sàng. Điều này giúp trẻ học cách nhai, di chuyển thức ăn rắn quanh miệng và nuốt thức ăn rắn. Ngoài ra, bạn có thể đưa cho trẻ một cái thìa để trẻ thử tự xúc ăn. Trẻ có thể sẽ mất nhiều thời gian để làm quen với các loại thực phẩm dạng cục vụn nhỏ, nhưng đó là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học. Chỉ cần tiếp tục cung cấp cho trẻ các thực phẩm có kết cấu dạng này từ khoảng 6 đến 7 tháng, và luôn ở bên trẻ để hướng dẫn trẻ nuốt một cách an toàn. Thức ăn cầm tay cũng giúp trẻ làm quen với các dạng thực phẩm có kết cấu khác nhau, trẻ thích gắp từng miếng thức ăn lên và tự ăn, điều này cũng tốt cho việc phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt.

Các loại rau củ tốt cho chế độ ăn dặm của trẻ
Các loại rau củ tốt cho chế độ ăn dặm của trẻ

3.1 Hiểu về thức ăn cầm tay

Ngay khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, hãy khuyến khích bé tham gia vào giờ ăn và vui vẻ chạm, cầm và khám phá thức ăn. Hãy để trẻ tự ăn bằng ngón tay của mình khi con muốn. Điều này giúp phát triển các kỹ năng vận động tinh và sự phối hợp giữa tay và mắt. Vì thế cho trẻ ăn thức ăn cầm tay trong mỗi bữa ăn là một cách tốt để giúp trẻ học cách tự xúc ăn.

Thức ăn cầm tay là thức ăn được cắt thành từng miếng đủ lớn để bé có thể cầm trong tay và hơi thò ra ngoài. Những miếng có kích thước bằng ngón tay của bạn là vừa đủ để cho bé ăn.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý tránh thức ăn cứng, chẳng hạn như quả hạch hoặc cà rốt sống và táo, để giảm nguy cơ mắc nghẹn ở trẻ.

Ví dụ về thức ăn cho trẻ ăn dặm:

  • Rau nấu chín mềm, chẳng hạn như cà rốt, bông cải xanh, súp lơ trắng, rau mùi tàu, bí bơ
  • Trái cây (mềm, hoặc nấu chín không thêm đường), chẳng hạn như táo, lê, đào, dưa, chuối
  • Miếng bơ có thể gắp được
  • Thực phẩm giàu tinh bột đã nấu chín, chẳng hạn như khoai tây, khoai lang, sắn, mì ống, mì, bánh mì, cơm
  • Đậu, chẳng hạn như đậu và đậu lăng
  • Cá không xương
  • Trứng luộc kỹ
  • Thịt không có xương, chẳng hạn như thịt gà và thịt cừu
  • Phô mai cứng béo béo thanh trùng (chọn các có chứa hàm lượng muối thấp)

4. Ăn dặm do bé chỉ huy là gì?

Ăn dặm do trẻ chỉ huy có nghĩa là chỉ cho bé ăn thức ăn bằng tay và để trẻ tự ăn ngay từ đầu (thay vì dùng thìa cho trẻ ăn thức ăn nghiền hoặc nghiền). Bạn có thể cho nhiều loại thức ăn nhỏ bằng ngón tay. Một số cha mẹ thích ăn dặm do trẻ chỉ huy hơn là cho ăn bằng thìa, trong khi những người khác lại kết hợp cả hai. Không có cách nào đúng hay sai - điều quan trọng nhất là con bạn ăn nhiều loại thức ăn và nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ăn dặm cho bé chỉ huy là cho bé ăn thức ăn bằng tay và để trẻ tự ăn ngay từ đầu
Ăn dặm cho bé chỉ huy là cho bé ăn thức ăn bằng tay và để trẻ tự ăn ngay từ đầu

5. An toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Khi cho bé làm quen với thức ăn rắn, bạn cần hết sức lưu ý để bé không gặp nguy hiểm. Lời khuyên chính về an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Thực hiện rửa tay trước khi chế biến thức ăn và giữ các bề mặt sạch sẽ.
  • Để nguội đồ ăn nóng và thử trước khi cho bé ăn.
  • Rửa và gọt vỏ trái cây.
  • Tránh thức ăn cứng như quả hạch, cà rốt sống hoặc táo.
  • Tách hạt cứng từ trái cây và xương từ thịt hoặc cá.
  • Cắt các loại thực phẩm nhỏ, tròn, như nho và cà chua bi, thành những miếng nhỏ.
  • Trứng được sản xuất theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi vì, trứng nguồn thực phẩm được coi là có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella và cần đảm bảo an toàn cho trẻ đó là phải nấu chín hoàn toàn.
  • Luôn ở bên trẻ khi trẻ ăn để phòng trường hợp trẻ bị sặc.

Ngoài chú ý đến các loại rau trong chế độ ăn dặm của con, cha mẹ cũng cần nhớ rằng, khi bắt đầu ăn dặm trẻ rất hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó điển hình nhất là đi ngoài, táo bón...

Trường hợp này mẹ cần dõi kỹ, nếu tình trạng không cải thiện nên đưa con tới ngay các cơ sở Y tế gần nhà hoặc chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám bởi các bác sĩ giàu chuyên môn.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: nhs.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

150.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan