Trẻ ăn dặm tự chỉ huy là hoạt động khá đơn giản, nghĩa là để con bạn tự xúc ăn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Thuật ngữ này ban đầu được đặt ra bởi Gill Rapley, một cựu nhân viên y tế và nữ hộ sinh. Theo nghiên cứu gần đây nhất, hầu hết trẻ sơ sinh có thể ăn dặm được vào khoảng 6 tháng tuổi, đây cũng là thời điểm mà các bà mẹ được các bác sĩ khuyến khích cai sữa theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bạn chỉ cần đưa thức ăn cho trẻ bằng một miếng thức ăn có kích thước phù hợp và nếu trẻ thích, trẻ sẽ ăn. Không có máy xay nhuyễn, không có khay đá, không có máy xay thực phẩm, không có máy nghiền khoai tây, không có cơm trẻ em, không có trái cây và rau ... chỉ bạn và con bạn ăn những món ăn mà bạn và gia đình thích ăn. Đó là bản chất của ăn dặm chỉ huy cho bé.
1. Ăn dặm tự chỉ huy là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy lần đầu tiên xuất hiện tại Anh nhưng lại thu hút được sự quan tâm tại Mỹ và hiện nay là một trong ba phương pháp hay được các mẹ áp dụng cho con khi mới bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Thay vì cho trẻ ăn thức ăn được nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn bằng thìa, thì với phương pháp này bạn đặt trực tiếp thức ăn cho trẻ đã được cắt miếng nhỏ vừa tay cầm của trẻ lên khay và cho trẻ tự cầm thức ăn hoặc tự xúc ăn. Phương pháp này được gọi là “bé chỉ huy” để trẻ tự chọn thức ăn mà trẻ thích và ăn theo nhu cầu của trẻ thay vì kiểm soát số lượng và tốc độ ăn của trẻ như những phương pháp khác.
Cũng giống như cách cho trẻ ăn bằng thìa truyền thống, trẻ vẫn sẽ tiếp tục nhận được hầu hết dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi trẻ quen với việc ăn thức ăn đặc – thường vào khoảng năm đầu tiên của trẻ.
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm bé tự chỉ huy
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ thời điểm tốt nhất áp dụng cho bé ăn dặm tự chỉ huy là khi trẻ được đúng 6 tháng tuổi trở lên cùng một số dấu hiệu sau:
- Với độ tuổi này hầu hết các bé đã có thể tự ngồi vững với rất ít sự hỗ trợ và cầm nắm đồ vật khá tốt
- Thêm một số dấu hiệu trẻ thích thú với thức ăn của người lớn như trẻ cố gắng lấy thức ăn từ tay bạn, bốc nhón thức ăn cho vào miệng và thực hiện động tác nhai trong khi nhìn người lớn ăn.
- Trẻ cũng đã hết phản xạ đẩy lưỡi – phản xạ khiến trẻ đẩy vật chất lạ ra khỏi miệng, cộng thêm với ruột của trẻ đã phát triển các enzym tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn rắn.
- Trẻ không thỏa mãn với chế độ ăn chỉ có sữa, đói nhanh và đòi ăn liên tục.
Tuy nhiên ăn dặm tự chỉ huy có thể không phù hợp với những em bé có dấu hiệu chậm phát triển, có 1 số bệnh về tiêu hóa, sinh non, hay gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, bốc nhón thức ăn cho vào miệng.
3. Lợi ích của việc cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy
Những nhà nghiên cứu ủng hộ theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đã nêu ra những lợi ích của phương pháp này:
- Ăn uống lành mạnh: Ăn dặm tự chỉ huy tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh hơn các phương pháp khác vì trẻ được lựa chọn ăn theo nhu cầu. Trẻ học được cách tự điều chỉnh lượng thức ăn khi trẻ thấy no giúp giảm nguy cơ béo phì so với những phương pháp cho trẻ ăn bằng thìa cha mẹ kiểm soát lượng thức ăn của trẻ.
- Giúp trẻ làm quen với nhiều kết cấu và hương vị đồ ăn khác nhau so với trẻ được cho ăn thức ăn nghiền nhuyễn, việc này khiến trẻ có nhiều khả năng phát triển sở thích ăn đa dạng và lành mạnh hơn về lâu dài. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy trẻ ăn sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm (bao gồm cả các sản phẩm từ đậu phộng và cá) có ít nguy cơ dị ứng thực phẩm hơn sau này.
- Phát triển sự khéo léo bằng tay và kỹ năng phối hợp tay mắt. ăn dặm tự chỉ huy cho phép trẻ thực hành việc cầm nắm các mẫu thức ăn nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ sử dụng kỹ năng vận động tinh được gọi là “kìm kẹp”. Trẻ cũng có thể học được cách tự xúc thức ăn nhai và nuốt nhanh hơn so với trẻ được đút bằng thìa.
- Giảm bớt căng thẳng cho cha mẹ: Ăn dặm tự chỉ huy tiết kiệm thời gian cho bạn khi không phải khiến bạn xay nhuyễn thức ăn và đút cho trẻ ăn. Việc bạn cần làm là chế biến đồ ăn cho trẻ, bày biện đẹp mắt còn lại việc xử lý chúng thế nào là việc của trẻ. Nó cũng giúp trẻ có thể tham gia vào bữa ăn cùng gia đình dễ dàng hơn vì trẻ có thể ăn được nhiều loại thức ăn giống như các thành viên khác trong gia đình.
- Học được cách nhai, góp phần hỗ trợ sự phát triển của hệ tiêu hóa.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận kết quả và đánh giá tác động của ăn dặm tự chỉ huy đối với dinh dưỡng. Lấy ví dụ: Một nghiên cứu nhỏ tại Anh cho thấy trẻ bắt đầu ăn dặm bằng ăn dặm tự chỉ huy có xu hướng có chỉ số BMI thấp hơn trẻ được cho ăn bằng thìa. Trẻ ăn bằng thìa lại có nguy cơ bị thừa cân hơn và xu hướng thích ăn đồ ngọt hơn. Một nghiên cứu khác tại NewZealand cho thấy trẻ sơ sinh ăn dặm với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có nhiều giờ ăn cùng gia đình hơn, điều này về lâu dài giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây trên 500 trẻ mới biết đi lại chỉ ra rằng tuy có những khác biệt tích cực về hành vi ăn uống ở những trẻ ăn dặm tự chỉ huy nhưng những khác biệt đó quá nhỏ đến mức khiêm tốn nên các bậc cha mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào phương pháp này.
4. Mặt trái của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
- Một mớ hỗn độn: Cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy là cha mẹ phải làm quen với việc bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể bốc ném thức ăn, hay bôi bẩn lên quần áo và đồ dùng.
- Trẻ có thể chững cân, hoặc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Do trong thời gian đầu cha mẹ thường cho trẻ ăn các loại rau củ quả, dề cầm nhưng lại không chứa nhiều calo.
- Trẻ ăn dặm tự chỉ huy có thể thiếu sắt do trẻ không nhận được nguồn cung cấp sắt có nhiều trong thức ăn như thịt bò, thịt gà.
5. Những lo ngại của cha mẹ khi cho con ăn dặm theo chế độ ăn dặm bé chỉ huy
5.1. Trẻ có nguy cơ bị sặc, mắc nghẹn
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không có tuyên bố chính thức nào về ăn dặm tự chỉ huy. Nhưng lại đưa ra những cảnh báo về nghẹt thở là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ và khuyến cáo chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn nghiền, xay nhuyễn hoặc xay khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, để tránh bị nghẹn bạn nên đảm bảo rằng bất kỳ loại thức ăn nào bạn cung cấp cho trẻ đều mềm, dễ nuốt và cắt thành nhiều miếng nhỏ. Điều này không phù hợp với ăn dặm tự chỉ huy khi mà tất cả thực phẩm dùng trong chế độ ăn dặm này đều ở dạng thuôn dài tiện cho việc cầm nắm.
Tuy nhiên một nghiên cứu năm 2018 trên 1.000 trẻ sơ sinh, ăn dặm do trẻ chỉ huy không liên quan đến nguy cơ mắc nghẹn. Trên thực tế, tần suất sặc thức ăn thô cao nhất xảy ra ở những trẻ ít được cho ăn thực phẩm bằng ngón tay nhất.
5.2. Nôn trớ
Cho dù trẻ được cho ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn hay cho ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì việc trẻ bị nôn trớ là điều chắc chắn sẽ gặp phải. Các chuyên gia cho biết nôn trớ là một phản xạ bình thường của trẻ sơ sinh khi chúng học cách ăn thức ăn đặc. Phản xạ nôn sẽ xuất hiện khi đưa thức ăn vào miệng trẻ quá sâu hay khi trẻ cố nuốt một lượng thức ăn. Trẻ sẽ ít nôn trớ hơn khi trẻ phát triển và học cách điều chỉnh lượng thức ăn mà trẻ nuốt vào.
Phân biệt giữa nôn trớ và nghẹt thở:
- Trẻ nôn trớ có thể đẩy lưỡi về phía trước hoặc ra khỏi miệng và làm động tác rụt cổ để cố đưa thức ăn về phía trước. Mắt trẻ có thể chảy nước mắt. Trẻ có thể bị ho hoặc thậm chí nôn mửa. Hãy để trẻ tiếp tục ho vì đó là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề.
- Trẻ bị sặc dẫn đến nghẹt thở là khi trẻ không khóc được, ho, thở hổn hển. Trẻ có thể tạo ra những tiếng động kỳ lạ hoặc hoàn toàn không có âm thanh nào khi mở miệng. Bạn cần nhanh chóng thực hiện các động tác vỗ lưng hoặc đẩy ngực để loại bỏ tắc nghẽn.
6. Lời khuyên cho việc bắt đầu ăn dặm do bé chỉ huy
Bạn có thể nghi ngờ việc con của bạn liệu có thể xử lý miếng thức ăn to bằng ngón tay, nhưng hãy thử áp dụng biết đâu con sẽ cho bạn những ngạc nhiên thú vị. Nếu bạn đã sẵn sàng thì hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau:
- Chuẩn bị ghế ăn dặm: Đây là vật dụng quan trọng nhất trong phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, bé được ngồi trên ghế cao có dây an toàn, không ngả về phía sau
- Đầu tư yếm lớn hoặc máng ăn dặm: Bạn khó có thể tượng tượng được mớ lộn xộn do trẻ tạo ra sau mỗi bữa ăn, với việc cho trẻ mặc yếm lớn, máng ăn dặm hoặc áo choàng sẽ làm giảm sự vương vãi của đồ ăn.
- Tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, bới trẻ vẫn nhận phần lớn chất dinh dưỡng từ sữa trong năm đầu đời.
- Luôn có người lớn để ý đến trẻ trong giờ ăn để tránh nguy cơ sặc, nôn trớ hay nghẹt thở.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc nấu chín kỹ, cắt thành que hoặc dải dài ít nhất bằng nắm tay, không phải miếng vừa ăn. Lúc đầu, trẻ sẽ cố gắng nắm chặt thức ăn và đút vào miệng. Theo thời gian, bé sẽ học cách cầm thức ăn giữa ngón cái và ngón trỏ.
- Bắt đầu từ từ : Ban đầu chỉ khỏi điểm với vài ba miếng thức ăn đặt trước mặt trẻ. sau đó tăng dần sự lựa chọn lên với nhiều loại thức ăn với nhiều màu sắc khác nhau.
- Đặt thức ăn trực tiếp lên khay trước mặt trẻ để trẻ có thể tự bốc được
- Không cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây nguy cơ nghẹt thở, chẳng hạn như các loại hạt, bỏng ngô, và thức ăn được cắt thành đồng xu, bao gồm cả xúc xích và xúc xích.
- Cùng nhau thưởng thức bữa ăn: Cho trẻ được ngồi ăn cùng gia đình,để trẻ quan sát và bắt chước các kỹ năng ăn uống của người lớn, khi thấy trẻ đã dần làm quen với đồ ăn mới có thể cho trẻ nhấm nháp vài món ăn mà bạn đang ăn miễn sao nó phù hợp với trẻ.
7. Những loại thực phẩm tốt nhất cho phương pháp BLW nên lựa chọn
Các loại thực phẩm cần được chế biến mềm, cắt thành những miếng nhỏ, vừa nắm tay trẻ và không nằm trong danh sách những thực phẩm có nguy cơ gây nghẹn. Đừng lo lắng về việc con bạn ăn nhiều hay ít trong vài tháng đầu; chỉ cần bạn kiên trì và cố gắng có được một chế độ ăn uống đầy đủ. Cân nhắc cung cấp thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm này mỗi ngày để đảm bảo trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết :
- Ngũ cốc: Yến mạch, các loại mì tách muối.
- Chất béo lành mạnh: Chẳng hạn như bơ (ăn riêng hoặc bôi lên bánh mì),
- Protein: Chẳng hạn như thịt gà hoặc thịt bò luộc, trứng hoặc cá nướng
- Trái cây và rau: Chẳng hạn như một miếng chuối hoặc bơ; một quả lê hoặc táo chín, đu đủ, kiwi, dưa ; bông cải xanh, cà rốt, bí xanh, khoai lang, củ cải hấp...
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Chẳng hạn như sữa chua và phô mai mềm tiệt trùng hoặc phô mai tươi.
Lưu ý không nêm thêm muối đường hay chất làm ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ vì chúng không bổ sung bất cứ chất dinh dưỡng nào thậm chí còn gây hại cho gan thận của trẻ. Bỏ qua các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói sẵn khác, vì những thực phẩm này có xu hướng không có chất dinh dưỡng và đầy chất phụ gia và chất béo bão hòa không lành mạnh.
Việc cho trẻ ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy cũng như những phương pháp ăn dặm khác đều có ưu nhược điểm của nó. Quan trọng là bạn lựa chọn cho con của bạn điều gì là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và con có dấu hiệu hợp tác với sự lựa chọn đó. Mỗi em bé có cách cho ăn dặm và thích ứng khác nhau nên không nên so sánh với những trẻ khác.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Nguồn tham khảo: babycenter.com, whattoexpect.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong