Thoát vị đĩa đệm nằm và ngồi tư thế nào cho đúng cách?

Sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, từ việc hoạt động sai tư thế trong 1 khoảng thời gian dài có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau ở cột sống. Trên thực tế, do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất, người thoát vị đĩa đệm còn thường xuyên có hiện tượng đau dây thần kinh tọa lan tỏa từ thắt lưng xuống chân.

1. Biến chứng do thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề, bao gồm nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người, hội chứng đuôi ngựa khiến việc tiểu tiện không kiểm soát, chân tay bé lại khiến khả năng đi lại vận động giảm sút, bí tiểu, đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ không kiềm chế được.

2. Các phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm

Một số phương pháp chữa trị thoát vị phổ biến bao gồm kéo nắn xương khớp, massage và châm cứu. Ngoài ra, bệnh nhân còn được khuyến khích kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp, nhất là tư thế nằm ngủ và ngồi. Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm tác động rất lớn tới cột sống lưng và cổ. Đặc biệt tư thế nằm rất quan trọng cho người bị thoát vị đĩa đệm. Người lớn ngủ trung bình từ 6 đến 8 tiếng 1 ngày, nếu sai tư thế có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngược lại, dùng đúng tư thế nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm có thể giúp hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng, cải thiện sớm bệnh.

3. Tư thế nằm cho người bị thoát vị đĩa đệm

Một số tư thế nằm giúp giảm đau mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo gồm:

  • Nằm nghiêng và kê gối giữa 2 chân, hai chân cũng chỉ co nhẹ chứ không gập hẳn lại.
  • Nằm sấp có thể xoa dịu vùng cổ và lưng trên và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng giúp ngăn thắt lưng không bị uốn cong quá mức.
  • Hạn chế nằm cong vẹo, nghiêng ngả, các tư thế khiến cột sống không thẳng đều.

4. Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Một số tư thế ngồi giúp người thoát vị đĩa đệm thoát khỏi triệu chứng đau gồm:

  • Khi làm việc nên đặt tay vuông góc với khủy. Chọn ghé có phần tựa lưng thẳng, độ sâu vừa phải để thoải mái ngồi tư thế thẳng lưng.
  • Chú ý đặt sắp xếp khu vực làm việc hợp lý ví dụ màn hình ở cự ly vừa phải, ngang với tầm mắt, người bệnh không cúi đầu hoặc ngước nhìn thường xuyên vì sẽ tạo thêm áp lực lên đốt sống cổ
  • Tìm một vật để chân, chân thả lỏng thoải mái tránh tình trạng rướn chạm đất
  • Tránh thói quen ngồi xổm hoặc khoanh chân, ngồi vặn mình

Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế hoạt động mạnh hay nằm quá nhiều, tập thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi cân bằng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan