Giày dép: Nguyên nhân đặc biệt gây đau chân

Bài viết bởi Bác sĩ CKI Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy giày dép là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra các tổn thương bàn chân. Giày dép không phù hợp làm tăng đau chân, giảm khả năng phục hồi chức năng của bàn chân và làm tăng các tổn thương sừng hóa trên da.

1. Giày dép có thể gây đau chân?

Giày dép đã được con người sử dụng từ khoảng 30.000 năm trước. Ban đầu chúng được dùng đơn thuần như một lớp bảo vệ cho bàn chân. Theo tiến trình phát triển xã hội, giày dép hiện đại được thiết kế còn nhằm vào chức năng thẩm mỹ, thời trang. Dù gì đi nữa, giày dép cần được đánh giá theo ba tiêu chí: hình thức, chức năng và phù hợp. Màu sắc, kiểu dáng giày dép liên quan đến sự hấp dẫn thẩm mỹ. Trong khi chức năng của chúng lại liên quan đến khả năng bảo vệ bàn chân khi chúng ta khi thực hiện các hoạt động có nguy cơ chấn thương. Cuối cùng, sự phù hợp liên quan đến cấu trúc giày dép có tương thích với hình thái của bàn chân hay không.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy giày dép là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra các tổn thương bàn chân. Giày dép không phù hợp làm tăng đau chân, giảm khả năng phục hồi chức năng của bàn chân và làm tăng các tổn thương sừng hóa trên da.


Giày dép là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra các tổn thương bàn chân
Giày dép là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra các tổn thương bàn chân

2. Bệnh lý bàn chân sẽ gây giảm khả năng vận động

Bệnh lý bàn chân và đau bàn chân được ghi nhận ở khoảng 24-30% dân số trưởng thành. Tỉ lệ đau bàn chân tăng dần theo độ tuổi và khi bạn trên 65 tuổi thì đau bàn chân là một trong 20 lý do hàng đầu khiến bạn phải đi khám bác sĩ. Đau bàn chân có thể nhẹ và thoáng qua nên dễ khiến chúng ta bỏ qua. Mức độ đau có thể không nhiều nhưng xảy ra dai dẳng sẽ trở thành vấn đề khiến người bệnh khó chịu. Hệ quả lâu dài sẽ gây giảm khả năng vận động, giảm sức mạnh chân và tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi. Các đặc điểm của giày như chiều cao gót, chiều rộng vùng ngón chân, độ cứng và độ dày của đế đã được xác định là các yếu tố gây ra bệnh lý bàn chân. Bệnh lý bàn chân do giày dép được phân loại thành biến dạng xương - khớp bàn chân, bệnh lý da (tăng sừng, vết nứt và mụn nước) và các tổn thương mô mềm (bệnh lý gân cơ, đau thần kinhđau gót chân).

Không có gì lạ khi mọi người mang giày sai kích cỡ. Một nghiên cứu cho thấy 60% người có chênh lệch hơn 0,5 cỡ giày giữa chân phải và chân trái. Khoảng 86% mang giày chật hơn kích thước bàn chân. Thông thường các bác sĩ khi thăm khám bàn chân sẽ khó bỏ qua việc kiểm tra đôi giày mà bạn đang mang vì nó cung cấp thêm các thông tin cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị vấn đề đau chân. Thế nhưng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh nhân thường chọn giày đi đến phòng khám là những đôi giày ít dùng (không quá 4 lần một tuần), có lẽ thuận tiện cho việc cởi giày khi thăm khám. Điều này có thể dẫn đến việc các bác sĩ sẽ thu được các thông tin kém chính xác về giày dép và bệnh lý bàn chân của bạn. Khi bạn bị đau chân cần đi khám, bạn hãy mang đến phòng mạch đôi giày được bạn sử dụng nhiều nhất bởi lẽ bác sĩ cần xem xét kỹ lưỡng đôi giày mà bạn mang để đưa ra lời khuyên chính xác và thực tế nhất về lựa chọn giày dép.


Đôi giày bạn mang có thể chính là một trong các nguyên nhân chính gây tình trạng đau chân
Đôi giày bạn mang có thể chính là một trong các nguyên nhân chính gây tình trạng đau chân

Tóm lại, đau chân có nguyên nhân đặc biệt liên quan đến giày dép. Giày dép và các rối loạn, đau cơ xương khớp ở chi dưới do chúng gây ra là vấn đề có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên vấn đề này rất ít được chú ý trong cộng đồng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe