Người mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị thoái hoá cột sống, bác sĩ có thể dựa vào mức độ bệnh cũng như thể trạng của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cùng với quá trình điều trị người bệnh có thể kết hợp với chế độ ăn hợp lý, khoa học để nhanh chóng cải thiện tình trạng thoái hoá đốt sống cổ. Vậy người mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên ăn gì?

1. Bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt người cao tuổi. Bệnh ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ triệu chứng của bệnh, nhưng càng về sau thì biểu hiện càng rõ rệt và có những tác động tiêu cực tới sức khoẻ của người bệnh. Các trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ thường gặp tình trạng đau mỏi cổ nghiêm trọng, đặc biệt khi xoay người hoặc ngửa cổ ra phía sau. Tình trạng đau của thoái hoá đốt sống cổ thường kéo dài và kèm theo vẹo cổ, tê mỏi tay, chân, ù tai, mờ mắt, chóng mặt,...

2. Bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên ăn gì?

Song song với việc tuân thủ điều trị các bệnh lý về xương khớp bao gồm cả thoái hoá đốt sống cổ thì người bệnh có thể lựa chọn một số loại thực phẩm tốt cho xương để đẩy mạnh hiệu quả điều trị. Vậy ăn gì chữa thoái hoá đốt sống cổ.

  • Thực phẩm giàu vitamin A không chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật mà còn giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau bị bệnh. Đồng thời, vitamin A còn có vai trò hỗ trợ quá trình hình thành xương, hấp thụ protein cho cơ thể một cách hiệu quả. Vitamin A có thể thấy nhiều trong các loại thực phẩm như gan bò, bê, gà, sữa, bơ, phô mai, trứng hoặc các loại trái cây có màu cam như cà rốt, đu đủ,... các loại rau có màu xanh đậm như khoai lang, rau chân vịt,...
  • Thực phẩm giàu vitamin B12. Vitamin B12 có tác dụng trong việc tăng cường sức khỏe cho tủy xương đồng thời giúp cho cột sống cổ có thể phát triển và thực hiện được các chức phận trong cơ thể. Những người bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 để cải thiện tình trạng thoái hoá. Những thực phẩm đó bao gồm: gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa tươi, sữa chua, phô mai,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C. Bổ sung vitamin C cho những trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ sẽ có tác dụng tốt và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Thêm vào đó, vitamin C còn có chức năng quan trong trong quá trình hình thành collagen - dưỡng chất cần thiết tạo mô ở tế bào. Quá trình này rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương ở gân, dây chằng, đĩa đệm đồng thời làm cho các mô xương khỏe mạnh hơn. Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm dâu tây, ổi, kiwi, trái cây thuộc họ cam, cà chua, rau cải bó xôi, khoai tây...
  • Thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp cải thiện sự hấp thụ canxi, tăng cường sự phát triển của xương, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ gãy xương, loãng xương và thoái hoá đốt sống cổ. Người bệnh có thể lựa chọn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin D cao như dầu cá, lòng đỏ trứng,...
  • Thực phẩm có hàm lượng magie phong phú có thể giúp đẩy mạnh vai trò của cơ cũng như thực hiện chức phận co duỗi, duy trì trương lực cơ và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến cột sống cổ. Thực phẩm giàu magie khá đa dạng và có nhiều ở gạo, ngũ cốc, các loại đậu, hạt, chuối, tôm hùm, các loại rau xanh,...
  • Thực phẩm giàu canxi khá cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của xương khớp, đồng thời duy trì sức khỏe của xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương, nứt xương, gãy xương. Thực phẩm có hàm lượng canxi phong phú bao gồm các sản phẩm từ sữa, sữa chua, các loại đậu hà lan, cá hồi, rau xanh...
  • Thực phẩm giàu sắt không nên bỏ qua đối với những trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ. Sắt là chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào, giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh nhờ vào chức năng nhận oxy và loại bỏ carbon. HƠn nữa sắt còn hỗ trợ cho quá trình sản xuất myoglobin, nhân tố quan trọng trong thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ cột sống. Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm: cua, sò, thịt đỏ, đậu nành, trứng gà,...
  • Các loại cá chứa omega 3 có khả năng chống viêm và rất tốt cho những người mắc thoái hoá đốt sống cổ. Đồng thời hợp chất này có thể giúp ức chế phản ứng viêm tại đốt sống bị thoái hoá và phần mềm xung quanh. Trường hợp người bệnh bị thoái hoá đốt sống cổ có thể sử dụng cá béo 2 lần mỗi tuần để cung cấp hợp chất này cho cơ thể. Các loại cá này bao gồm: cá cơm, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá bơn,... Ngoài ra còn có một số loại hải sản giàu hàm lượng omega 3 như hàu, trứng cá muối,... Người bệnh có thể sử dụng thay đổi giữa các loại thực phẩm này để bữa ăn trở nên phong phú.
  • Trà xanh có thành phần polyphenol chất chống oxy hoá có khả năng giảm viêm đồng thời làm chậm tốc độ tổn thương của sụn và tế bào xương. Khi đó, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hoá cột sôngs cổ. Bổ sung hợp chất này bằng cách uống trà xanh. Hoặc ngày nay họ sản xuất ra các loại trà xanh ở dạng bột sử dụng trong bánh và phê chế thức uống.
  • Các loại hạt tốt cho sức khoẻ của đốt sống cổ. Hạt chia có hàm lượng omega 3 khá phong phú, đồng thời còn chứa chất đạm, magie, canxi, các loại vitamin thiết yếu,... có tác dụng chống viêm, củng cố sự vững chắc cho cột sống của cơ thể. Hạt óc chó cung cấp lớn lượng chất ơ, mangan, đồng, canxi, chất chống õy hoá giúp kháng viêm cho người bị thoái hoá đốt sống cổ. Hơn nữa sử dụng hạt óc chó có thể giúp giữ lại lớp màng bên ngoài nhân. Hạt lanh giàu hàm lượng acid alpha linolenic và omega 3 có tác dụng trong chống lại sự tự hình thành các phản ứng viêm tại đốt sống cổ đồng thời giảm nhẹ cơn đau.

3. Những loại thực phẩm người bị thoái hoá đốt sống cổ nên kiêng ăn

Điều trị thoái hoá đốt sống cổ kết hợp với việc thực hiện ăn uống hợp lý giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm người bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên hạn chế hoặc không sử dụng.

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm có hàm lượng dầu mỡ có thể khiến cho tình trạng viêm và thoái hoá xảy ra nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở vùng đốt sống cổ. Vì vậy, người bệnh thoái hoá đốt sống cổ cần hạn chế sử dụng thực phẩm này hàng ngày.
  • Thức ăn cay nóng: Với một số loại thức ăn cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu... cũng có thể là tác nhân khiến cho tình trạng thoái hoá đốt sống cổ trở nên trầm trọng hơn. Chúng còn gây gia tăng các cơn đau nhức tại xương khớp. Vì vậy, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thức ăn này trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thức ăn có nhiều muối, đường purin, fructose chẳng hạn như thịt xông khói, thịt lợn muối, thực phẩm đóng hộp... không mang lại lợi ích cho sức khỏe của người bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Vì vậy, nếu sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ biến cứng ở những vị trí này.
  • Các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,... không chỉ tác động xấu đến xương khớp nói chung và vùng cột sống cổ nói riêng. Mà nó còn gây nguy hai không nhỏ đến sức khoẻ của người bệnh.

Bên cạnh việc chú trọng chế độ ăn hợp lý cùng với lựa chọn thực phẩm có lợi cho thoái hoá đốt sống cổ, thì người bệnh nên thực hiện vận động với các bài luyện tập phù hợp giúp cải thiện bệnh nhanh hơn. Người bệnh nên khám định kỳ để có thể phát hiện nguy cơ và có hướng điều trị thoái hóa cột sống cổ sớm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan