Gợi ý thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp

Tuân theo một chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng viêm của một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin cho bạn đọc một số các công thức nấu ăn, thực phẩm nên dùng, thực phẩm nên tránh dành cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

1. Có nên thực hiện chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp không?

Thực hiện theo một chế độ ăn uống chống viêm cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là một trong những phương pháp để giảm tình trạng viêm trong cơ thể.

Tình trạng viêm mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh gouthội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, tình trạng viêm mãn tính có thể làm xuất hiện các triệu chứng như đau nhức cơ thể, mệt mỏi, trầm cảm, táo bón, thay đổi cân nặng và nhiễm trùng.

Chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp bao gồm các loại thực phẩm bổ dưỡng có đặc tính chống viêm và giảm ăn các loại thực phẩm và đồ uống có thể thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể, chẳng hạn như thịt chế biến và thực phẩm chứa nhiều đường.

Một số loại thực phẩm có chứa các hợp chất có tác dụng chẳng hạn như anthocyanins có trong quả mọng (berry) và chất béo omega - 3 có trong hải sản.

Thực hiện các thay đổi nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm tình trạng viêm mà bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên. Những thay đổi này cũng có thể giúp tăng cường năng lượng và duy trì cân nặng cho bệnh nhân ở mức độ vừa phải. Bài viết này gợi ý một số thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp trong các thời điểm khác nhau trong ngày.

2. Gợi ý thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp vào bữa sáng

Một bữa ăn sáng bắt đầu giàu protein giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp cảm thấy no và hài lòng với chế độ ăn chống viêm. Một số gợi ý như:

  • Món ốp lết kèm theo các loại rau tươi như rau bina, nấm và ớt.
  • Sữa chua Hy Lạp không đường cùng với quả mọng, hạt bí ngô và hạt gai dầu.
  • Yến mạch với bơ hạt và táo.

Một tách trà xanh là một lựa chọn đồ uống có tác dụng chống viêm rất tốt cho bữa sáng. Trà xanh có chứa catechin, chất này có thể điều hoà tế bào tiền viêm như bạch cầu trung tính và đại thực bào, giúp giảm viêm.

2.1. Trái cây

Một số loại trái cây như quả mọng, quả anh đào và trái cây họ cam quýt chứa hàm lượng cao các hợp chất chống viêm như axit polyphenolic, vitamin và khoáng chất. Các trái cây này như là một phần bổ sung ngon miệng trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp.

Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi và cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời tuyệt vời, đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giới hạn trình trạng stress oxy hóa và giảm viêm. Kết hợp trái cây vào chế độ ăn uống trong bữa sáng, bữa ăn nhẹ trong ngày hoặc như món tráng miệng sau bữa tối có thể giúp giảm viêm.

Một số gợi ý về các loại trái cây mà bạn nên bổ sung, bao gồm: Quả dâu đen, quả việt quất, quả anh đào, dâu tây, bưởi, cam, xoài, lựu.

2.2. Bột yến mạch

Yến mạch không chỉ là một nguồn chất xơ tuyệt vời mà chúng còn có đặc tính chống viêm. Bột yến mạch chứa các thành phần có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh.

Yến mạch cũng rất giàu beta-glucans, có thể giúp giảm các dấu hiệu viêm và có thể có tác dụng bảo vệ trong một số bệnh viêm mãn tính như viêm loét đại tràng.

Chọn bột yến mạch nguyên hạt và bổ sung các loại quả từ danh sách trên có thể giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng và hương vị cho bữa ăn trong chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp.

3. Gợi ý thực đơn cho bữa trưa

Đối với bữa trưa, bạn nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein nạc. Dưới đây là một số ví dụ về các lựa chọn dành cho bữa trưa:

3.1. Salad

Salad dùng vào bữa trưa có thể là một món ăn trị viêm khớp dạng thấp tuyệt vời.

Các loại rau xanh như cải xoăn và rau bina giúp giảm các đặc tính gây viêm và điều chỉnh giúp giảm tình trạng viêm khi nó xuất hiện. Trộn salad với các loại rau xanh, rau bina, cải xoăn hoặc loại rau khác. Sau đó, bổ sung nguồn protein nạc như thịt gà, trứng luộc hoặc cá hồi, đây là các thực phẩm có chứa chất chống viêm axit béo omega -3. Tiếp theo, bạn có thể bổ sung thêm trái cây và rau quả như cà rốt, cà chua, hoặc táo.

Để có nguồn chất béo có lợi cho sức khỏe, hãy thêm các loại hạt hoặc quả bơ. Cuối cùng, thêm vào món salad bằng một loại nước sốt bổ dưỡng, chẳng hạn như dầu ô liu.

3.2. Súp

Súp là một cách tuyệt vời để bổ sung rau và thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn. Chúng cũng là một cách dễ dàng để kết hợp các thành phần chống viêm như đậu lăng, nước hầm xương, cà chua và khoai lang. Tuy nhiên, súp phải chứa đủ calo và protein để giúp người bệnh cảm thấy no.

Gợi ý các lựa chọn súp mà bạn có thể áp dụng như: Súp gà, đậu lăng và cải xoăn. Hầu hết các món súp đều chứa các thành phần mà mọi người cũng có thể sử dụng trong bữa sáng và bữa tối.

4. Gợi ý thực đơn cho bữa tối

Nguyên liệu nấu ăn cho bữa tối nên bổ sung nguồn protein. Cá là thực phẩm giàu chất béo omega-3, đây là một sự lựa chọn tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thịt nạc như thịt gà hoặc gà tây.

Thực phẩm giàu protein như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, đậu hũ, đậu, đậu lăng, gà, tôm cua hoặc sò hến.

Khi tuân theo một chế độ ăn uống chống viêm, điều quan trọng là bạn nên sử dụng các loại dầu lành mạnh như dầu ô liu và dầu bơ .

Một số gia vị, chẳng hạn như gừng và nghệ cũng chứa các hợp chất có đặc tính giảm viêm.

4.1. Các món phụ

Nhiều loại rau có chứa hàm lượng các hợp chất chống viêm cao. Bạn có thể bổ sung nhiều loại rau trong chế độ ăn uống chống viêm như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn và cà chua.

Đậu là một nguồn protein thực vật, chúng chứa nhiều chất xơ cũng như các vitamin và khoáng chất như folate, magie và kẽm.

Một số tổ chức khuyên bạn nên ăn ít nhất 180g đậu hai lần mỗi tuần. Một số loại đậu mà bạn có thể sử dụng như: Đậu đen, đậu garbanzo, đậu cúc, đậu đỏ. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại đậu như đậu đen, đậu garbanzo, đậu cúc và đậu đỏ có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như peptit, polyphenol và saponin. Các hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và giảm huyết áp.

4.2. Món xào

Một món xào ngon cũng là một sự lựa chọn khác dành cho bữa tối trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp. Món này có thể bao gồm nhiều loại protein và rau bên cạnh gạo hoặc sợi mì.

Hành tây là một trong những thực phẩm chống viêm mà mọi người nên cho vào món xào. Hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm. Chúng cũng kết hợp tốt với các loại rau xào khác, chẳng hạn như đậu Hà Lan, cà rốt , ớt chuông và đậu xanh.

5. Một số gợi ý công thức cho đồ ăn nhanh

Ăn nhẹ với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng là một cách tuyệt vời để bạn no suốt cả ngày. Những món ăn nhẹ này là những lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những món ăn vặt đóng gói, có thể chứa nhiều đường và muối và có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.

Một món ăn nhẹ chống viêm đơn giản trong chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp là hỗn hợp các loại hạt, có thể bao gồm: Hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ cười, quả óc chó, hạt chia.

Một món ăn nhẹ khác là bỏng ngô. Nghiên cứu cho thấy bỏng ngô có chứa một lượng đáng kể axit phenolic, một chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm.

Để có một bữa ăn nhẹ no hơn, một người có thể thử bánh pudding hạt chia, loại bánh có hàm lượng protein và chất xơ cao. Hạt chia là một nguồn tự nhiên của chất chống oxy hóa và có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh lý do stress oxy hóa.

6. Giảm cân

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng giảm cân giảm mức độ của các chất gây viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, giảm cân có thể khó thực hiện ở một số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, đặc biệt đối với bệnh nhân đang có có tình trạng viêm diễn ra.

Tuân theo một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm cân, nhưng điều quan trọng không kém là lưu ý đến kích thước khẩu phần, lượng calo tổng thể và mức độ hoạt động.

Bạn có thể áp dụng một số chế độ ăn kiêng chống viêm phổ biến giúp giảm cân, chẳng hạn như chế độ ăn chay, chế độ ăn ketogenic.

7. Một số loại thực phẩm cần bổ sung và nên tránh

7.1. Thực phẩm nên bổ sung

Chế độ ăn uống chống viêm khác nhau nên chứa các loại thực phẩm có hàm lượng cao axit béo không bão hòa, chẳng hạn như axit béo omega-3 có trong dầu cá, dầu hạt cải, dầu hạt lanh. Một số loại cá cung cấp axit béo omega-3, bao gồm: cá trích, cá thu, cá hồi, cá hồi, cá ngừ.

Tất cả các chế độ ăn uống cho người viêm khớp dạng thấp đều hạn chế tiêu thụ carbohydrate tinh chế như đường trắng, đường nâu và mật ong. Các chế độ ăn này đều nhấn mạnh tiêu thụ các loại hạt để có một chế độ ăn chứa hàm lượng đường thấp. Giảm sự dao động của lượng đường trong máu có thể giúp giảm các chất gây viêm trong cơ thể.

Dầu ô liu nguyên chất cũng có thể giúp giảm viêm nhiễm.

Thực phẩm giàu vitamin D cũng có thể giúp giảm viêm. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: Cá hồi, gan bò, trứng gà, sữa đậu nành. Tuy nhiên, có rất ít thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao, bên cạnh đó nghiên cứu cho thấy có nhiều người thiếu vitamin D trong cơ thể, vì vậy sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin D cũng là một lựa chọn để duy trì nồng độ tối ưu trong máu.

Đối với những người bị viêm khớp dạng thấp, một số khuyến cáo rằng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả nên chiếm khoảng hai phần ba chế độ ăn uống. Một phần ba còn lại nên bao gồm các nguồn sữa ít chất béo và protein nạc.

7.2. Các thực phẩm cần tránh

Cũng giống như một số loại thực phẩm có tác dụng làm giảm viêm, một số loại khác có thể làm tăng tình trạng này.

Thực phẩm chiên có thể làm tăng số lượng các sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end products AGEs) trong máu. Nồng độ AGEs có xu hướng cao ở người đang bị viêm nhiễm, do đó AGEs có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của viêm.

Nồng độ axit béo omega-6 cao cũng có thể gây viêm nếu người bệnh không có đủ axit béo omega-3 chống lại viêm trong chế độ ăn uống của họ để cân bằng giữa chúng. Một số loại dầu ăn, chẳng hạn như dầu ngô, dầu hướng dương và dầu đậu nành, có chứa axit béo omega-6.

Chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp thường bao gồm các loại thực phẩm thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh, giảm các dấu hiệu viêm và không chứa các chất béo có hại. Thay vào đó, những chế độ ăn này chứa các nguồn chất béo lành mạnh như cá và dầu ô liu. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ ăn mới hoặc lần đầu thử một loại thực phẩm bổ sung. Những thay đổi chế độ ăn uống này đôi khi có thể dẫn đến tương tác tiêu cực với thuốc hoặc có tác động xấu đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rau bina và cải xoăn
    Rau bina và cải xoăn: Cái nào tốt hơn?

    Rau bina và rau cải xoăn đều là những nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù chúng thuộc các họ thực vật khác nhau nhưng chúng thường được sử ...

    Đọc thêm
  • MUFAs
    MUFAs là gì và tại sao nên có trong chế độ ăn uống?

    Axit béo không bão hòa đơn là dạng chất béo lành mạnh được tìm thấy nhiều nhất trong dầu ô liu, các loại hạt và một số thực phẩm có nguồn gốc động vật. Chế độ ăn giàu axit béo ...

    Đọc thêm
  • smofkabiven
    Công dụng thuốc Smofkabiven

    Smofkabiven là một dung dịch dinh dưỡng truyền tĩnh mạch. Người được nuôi dưỡng bằng dung dịch này nên kiểm tra trước và trong quá trình truyền dịch để đảm bảo không xảy ra những tác dụng không mong muốn. ...

    Đọc thêm
  • Dầu oliu là một trong các loại thực phẩm giúp tập trung hơn
    Dầu oliu để làm sáng da?

    Dầu oliu là một loại dầu được dùng rất nhiều trong cuộc sống hiện nay, trong đó, có tác dụng đối với việc làm sáng da. Tuy nhiên, để dầu oliu làm sáng da một cách an toàn và hiệu ...

    Đọc thêm
  • đồ nướng ngon
    Đồ nướng ngon, dễ ăn cho bữa tối

    Một trong những loại thức ăn có mùi vị thơm ngon và nhiều người rất thích đó là những loại đồ nướng, chúng có thể là thịt nướng, cá nướng hay những loại bánh như pizza. Đây là loại thức ...

    Đọc thêm