Bị bệnh khô khớp gối nên ăn gì?

Khô khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay, không chỉ gặp ở người già mà còn xảy ra ở giới trẻ. Khô khớp gối khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển và làm ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trong cuộc sống. Vậy để khắc phục tình trạng đó người bệnh khô khớp nên ăn gì?

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với khớp

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mãn tính về xương khớp, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Sự thoái hoá lớp sụn khớp và đĩa đệm về lâu dài sẽ hình thành viêm, dịch nhầy bôi trơn tại các khớp cũng bị giảm sút. Bên cạnh các phương pháp trị liệu vật lý và dùng thuốc thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò nhất định nếu muốn chữa trị bệnh khô khớp gối.

Chế độ ăn uống khoa học sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp phục hồi xương khớp. Bạn nên chọn những loại thực phẩm có lợi cho xương khớp, hạn chế đau nhức, tăng sản sinh chất nhờn, hỗ trợ tốt cho quá trình trị liệu. Ngược lại, nếu người bệnh khô khớp gối ăn uống không đầy đủ và thiếu hợp lý thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng, khó phục hồi hơn.

Đồng thời, bạn cũng cần kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách vận động, tập thể dục thường xuyên nhằm cải thiện sức mạnh các nhóm cơ hỗ trợ xương khớp. Tuy nhiên, nên chọn những môn thể thao có sức bền và tăng tốc ổn định, không vận động quá sức để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

2. Bệnh khô khớp nên ăn gì?

Có thể thấy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị thoái hóa khớp. Vậy người bệnh khớp gối nên ăn gì trong mỗi bữa? Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn dễ dàng thiết kế thực đơn phù hợp cho người bị khô khớp gối.

2.1. Chọn những món giàu axit béo Omega-3

Các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hạn chế sự sản sinh của cytokine và enzyme làm phá vỡ lớp sụn, đồng thời giảm sưng, kháng viêm. Những món chứa nhiều hàm lượng Omega 3 bao gồm các loại cá, trứng cá, hàu, hạt chia, đậu nành, hay các loại quả khô. Theo chuyên gia y tế thì mỗi ngày người trưởng thành cần bổ sung khoảng 250 - 500mg hàm lượng axit béo.

bệnh khô khớp nên ăn gì?
Giải đáp bệnh khô khớp nên ăn gì?

2.2. Thực phẩm xanh

Rau xanh là thực phẩm dồi dào vitamin và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hoá tốt. Những thực phẩm chứa nhiều lượng vitamin bao gồm bông cải xanh, cà rốt, cà chua, nấm hương, bầu, bí, khoai lang,... Hơn nữa, các loại rau màu xanh đậm càng có nhiều dinh dưỡng, có thể kể đến như cây cải xoăn, rau ngót, rau mồng tơi, cần tây, súp lơ xanh, xà lách, đậu Hà Lan,... giúp bổ sung chất nhờn và ngăn ngừa các bệnh loãng xương. Ngoài ra tỏi, hành, gừng cũng là những gia vị nấu ăn không thiếu hằng ngày mà công dụng, chất dinh dưỡng chứa trong đó cũng vô cùng lớn. Cụ thể, tỏi và gừng có tính năng giảm đau nhức, tăng cường nội tiết tố estrogen, có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương.

2.3. Trái cây

Lợi ích sức khỏe của việc ăn nhiều trái cây mang lại đã được chứng minh. Cũng giống như rau, trong mỗi loại trái cây đều chứa các vitamin, các chất dinh dưỡng, ngăn ngừa mất xương, tăng sinh tế bào xương, dự phòng tình trạng xương loãng và chống oxy hóa giúp xương chắc khỏe. Để có một cơ thể khỏe mạnh và hệ xương khớp chắc chắn, người bệnh nên bổ sung nhiều loại hoa quả như cam, bưởi, quýt, dâu tây, dâu tằm, chuối và kiwi,..

2.4. Sữa và ngũ cốc

Sữa và ngũ cốc chính là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong danh sách bệnh khớp ăn gì. Bởi trong sữa và ngũ cốc chứa một lượng lớn canxi, các khoáng chất, vitamin cần thiết, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt, chống lại quá trình oxy hóa của xương khớp.

3. Bệnh khớp gối kiêng ăn gì?

Người bị bệnh khớp gối kiêng ăn gì để có thể ngăn chặn sự oxy hóa và suy yếu xương khớp cũng là vấn đề cần lưu tâm. Để cải thiện sức khỏe, trị liệu nhanh thì bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây:

3.1. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường làm cho khớp tái phát những cơn đau tồi tệ, tình trạng viêm ngày càng tiến triển mạnh. Nếu bạn ăn quá nhiều lượng đường thì rất dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.

3.2 Thực phẩm nhiều muối, lên men, đóng hộp

Thực phẩm chứa nhiều muối làm tăng cao lượng natri, khiến quá trình lão hoá tế bào diễn ra nhanh chóng. Vì vậy người mắc bệnh về xương khớp nên tránh hay hạn chế ăn các thực phẩm lên men như cà muối, cải muối, củ cải muối,... Ăn nhiều muối còn có thể làm cho canxi trong xương bị hao hụt, gây ra tình trạng xương yếu, dễ gãy và loãng xương.

bệnh khô khớp nên ăn gì?
Thực phẩm nhiều đường làm cho khớp tái phát những cơn đau tồi tệ

3.3. Thực phẩm dầu mỡ

Các món dầu mỡ nhiều chứa một lượng chất béo rất lớn. Ăn những thực phẩm này khiến người bệnh có thể tăng cân và làm tăng áp lực lên khớp xương, những cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng nếu người bệnh không hạn chế hay dừng tiêu thụ những món này.

3.4. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa một lượng lớn cholesterol và những chất độc khác làm ảnh hưởng đến quá trình trị liệu và phục hồi của bệnh nhân. Vì thế, những người đang mắc về bệnh khô khớp gối nên hạn chế nạp cholesterol xấu vào cơ thể.

Trên đây là một số thực phẩm có trong danh sách bệnh khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để phục hồi khô khớp gối nói riêng cũng như sức khỏe nói chung. Ngoài ra, để hỗ trợ tốt cho việc điều trị, người bệnh cũng nên thực hành những bài vận động được bác sĩ chỉ định từ để tăng cường sức khỏe và giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • ostagi
    Công dụng thuốc Ostagi

    Thuốc Ostagi có thành phần chính là Alendronat natri trihydrat, Cholecalciferol. Thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh loãng xương. Để sử dụng thuốc Ostagi mang lại hiệu quả cao nhất, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • reclast
    Công dụng thuốc Reclast

    Thuốc Reclast có chứa thành phần zoledronic acid được chỉ định trong điều trị hoặc kiểm soát, phòng ngừa bệnh loãng xương, tăng canxi máu, đa u tủy, di căn xương, ...Tuy nhiên thuốc Reclast có thể gây ra một ...

    Đọc thêm
  • alovell
    Công dụng thuốc Alovell

    Thuốc Alovell thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị bệnh loãng xương cho người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh hoặc các đối tượng có nguy cơ khác. Trước và trong suốt quá trình điều ...

    Đọc thêm
  • Loãng xương ở nam giới
    Loãng xương ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một dạng bệnh gây tắc nghẽn thông khí phổi làm suy giảm thông khí mạn tính. Bệnh kéo theo các bệnh đồng mắc, trong đó có loãng xương.

    Đọc thêm
  • Alenroste 10
    Công dụng thuốc Alenroste 10

    Alenroste 10 có thành phần chính là Axit alendronic, hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Fosamax. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm Bisphosphonate, được sử dụng trong việc điều trị chứng loãng xương ...

    Đọc thêm