Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nang: Tamiflu 75 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Thuốc kháng virus.
Chỉ định
Dự phòng và điều trị cúm do virus cúm A, cúm B.
Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
Thận trọng
Trẻ em < 1 tuổi, ClCr < 10 ml/phút.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Buồn nôn, nôn (thường trong 1 - 2 ngày đầu), đau đầu.
Hiếm gặp: Xuất huyết tiêu hóa, viêm đại tràng xuất huyết, viêm gan và tăng enzyme gan trên người bệnh có biểu hiện giống cúm, mẩn đỏ, phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng tâm thần kinh chủ yếu ở trẻ em (hành vi bất thường, ảo giác, mê sảng).
Liều và cách dùng
- Điều trị: Nên bắt đầu càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ khởi phát triệu chứng (không quá 48 giờ). Uống thuốc trong 5 ngày.
+ Người lớn và trẻ em > 40 kg: 75 mg × 2 lần/ngày.
+ Trẻ em > 1 tuổi: < 15 kg: 30 mg × 2 lần/ngày, 15 - 23 kg: 45 mg × 2 lần/ngày, 23 - 40 kg: 60 mg × 2 lần/ngày.
+ Trẻ em 1 tháng - 1 tuổi: 3 mg/kg × 2 lần/ngày.
- Dự phòng: Nên dùng trong vòng 2 ngày tiếp xúc gần với người bị cúm. Uống thuốc trong 10 ngày.
+ Người lớn và trẻ em > 40 kg: 75 mg × 1 lần/ngày.
+ Trẻ em > 1 tuổi: < 15 kg: 30 mg × 1 lần/ngày, 15 - 23 kg: 45 mg × 1 lần/ngày, 23 - 40 kg: 60 mg × 1 lần/ngày.
+ Trẻ em 1 tháng - 1 tuổi: 1 - 3 tháng: 2,5 mg/kg × 1 lần/ngày, 3 - 12 tháng: 3 mg/kg × 1 lần/ngày.
Chú ý khi sử dụng
Nên dùng cùng thức ăn để giảm buồn nôn và nôn. Có thể trộn thuốc cùng, sữa chua, mật ong hoặc các siro ngọt.
Phụ nữ có thai: B1 (TGA) (*), C (FDA) (**).
Phụ nữ cho con bú: L2 (***)
Cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận có ClCr < 60 ml/phút.
(*) Nhóm B1 theo phân loại của TGA: Thuốc được sử dụng trên số lượng giới hạn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật thai nhi hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên thai nhi được quan sát. Nghiên cứu trên động vật không thấy tăng nguy hại trên thai nhi.
(**) Nhóm C theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ trên thai nhi (quái thai, thai chết hoặc các tác động khác) nhưng không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
(***) Nhóm L2 theo phân loại của Mother’s milk: Safer: Thuốc đã được nghiên cứu trên số lượng hạn chế phụ nữ cho con bú và không làm tăng tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ. Và/hoặc bằng chứng xác định nguy của thuốc dùng cho phụ nữ cho con bú không rõ ràng.
Tài liệu tham khảo
AMH, Uptodate, Micromedex, Mother’s Milk, Lactmed.
- Trẻ nhiễm virus cúm A nên làm gì?
- Trẻ cúm A, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản sau điều trị vẫn ho và khó chịu liệu có sao không?
- Trẻ nôn nhiều có phải là di chứng của cúm A?
- Sốt, không ho là biểu hiện của bệnh gì?
- Liệu có thể giữ thai khi mắc cúm A ở tuần thứ 9 không?
- Bị cúm ở tuần thai thứ 27 có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?
- Liều dùng Tamiflu cho trẻ em
- Thuốc tamiflu có tác dụng gì?
- Bromhexine là thuốc gì?
- Tác dụng của thuốc Audenz