Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nang - Imodium, Loperamide 2 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Thuốc điều trị tiêu chảy.
Chỉ định
Phối hợp trong điều trị tiêu chảy cấp không có biến chứng ở người lớn; giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng.
Chống chỉ định
Thận trọng
Suy giảm chức năng gan, viêm loét đại tràng, trẻ em dưới 6 tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Táo bón, đau bụng, buồn nôn.
Ít gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, trướng bụng, khô miệng, nôn.
Hiếm gặp: Tắc ruột do liệt, quá mẫn, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, phản ứng phản vệ.
Liều và cách dùng
Người lớn: Khởi đầu 4 mg, sau đó mỗi lần tiêu chảy uống thêm 2 mg.
- Tiêu chảy cấp: Tối đa 5 ngày, liều thông thường: 6 - 8 mg/ngày, tối đa 16 mg/ngày.
- Tiêu chảy mạn: Duy trì 4 - 8 mg/ngày, tối đa 16 mg, uống cho đến khi cầm tiêu chảy.
- Tiêu chảy do điều trị hóa chất ung thư: Khởi đầu 4 mg, sau đó 2 mg mỗi 2 - 4 giờ cho tới khi hết tiêu chảy 12 giờ. Không dùng kéo dài quá 48 giờ để tránh liệt ruột.
Trẻ em:
- Tiêu chảy mạn:
+ 1 tháng-1 tuổi: 0,1 - 0,2 mg/kg × 2 lần/ngày.
+ 1 - 12 tuổi: 0,1 - 0,2 mg/kg (tối đa 2 mg) × 3 - 4 lần/ngày. Có thể dùng tới liều tối đa 1,25 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần (tối đa 16 mg/ngày).
+ 12 - 18 tuổi: 2 - 4 mg × 2 - 4 lần/ngày (tối đa 16 mg/ngày).
+ 4 - 8 tuổi: 1 mg × 3 - 4 lần/ngày, tối đa 3 ngày.
+ 8 - 12 tuổi: 2 mg × 4 lần/ngày, tối đa 5 ngày.
Chú ý khi sử dụng
Ngừng thuốc khi không hiệu quả trong 48 giờ, khi bị táo bón, trướng bụng, liệt ruột
Phụ nữ có thai: B3 (TGA) (*), B (FDA) (**).
Phụ nữ cho con bú: Thận trọng.
Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm B3 theo phân loại của TGA: Thuốc được sử dụng trên số lượng giới hạn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật thai nhi hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên thai nhi được quan sát. Nghiên cứu trên động vật cho thấy tăng nguy hại trên thai nhi, tuy nhiên không có ý nghĩa rõ ràng trên con người.
(**) Nhóm B theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Hoặc nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng không mong muốn (ngoài tác động giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứ có đối chứng ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau.
Tài liệu tham khảo
AMH, Uptodate.
- Bé được 15 tháng tuổi đi ngoài phân lỏng nhiều lần có sao không?
- Bé bị tiêu chảy cấp do virus phải điều trị, chăm sóc thế nào?
- Trẻ 16 tháng tuổi bị đi ngoài kèm nôn cần chữa trị thế nào?
- Sưng đỏ tại vết tiêm có nguy hiểm cho sức khỏe trẻ?
- Nguyên nhân khiến trẻ bú hay nôn trớ, tiêu chảy, chướng bụng do đâu?
- Phải làm sao khi trẻ đi ngoài phân lỏng sau điều trị viêm phổi 1 tuần?
- Trẻ tiêu chảy kéo dài nhiều ngày phải làm sao?
- Trẻ mệt mỏi quấy khóc sau tiêu chảy cấp có phải bình thường hay do bệnh lý khác?
- Trẻ 15 tháng bị tiêu chảy cấp sau truyền dịch chân sưng phù có nguy hiểm không?.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có phải là dấu hiệu bất dung nạp lactose không?