Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nén Zitromax 500 mg; bột pha hỗn dịch uống: Zitromax 200 mg/5 ml 15 ml, viên nang cứng Azicine 250 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Kháng sinh nhóm Marcrolide.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhiễm khuẩn răng miệng, viêm tai giữa cấp tính. Nhiễm khuẩn sinh dục không bội nhiễm. Phối hợp dự phòng nhiễm khuẩn cơ hội ở người bệnh nhiễm HIV.
Chống chỉ định
Quá mẫn với kháng sinh nhóm macrolide hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Suy gan, suy thận, bệnh đái tháo đường, đang dùng thuốc nguồn gốc cựa lõa mạch.
Tác dụng không mong muốn
Giảm bạch cầu trung tính nhẹ, giảm thính lực, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, đặc biệt tiêu chảy, viêm ruột kết, bội nhiễm, rối loạn nhịp tim, xoắn đỉnh.
Liều và cách dùng
Dùng đường uống.
Người lớn:
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Liều duy nhất 1000 mg.
- Dự phòng nhiễm khuẩn cơ hội trên người bệnh nhiễm HIV: Uống 1 lần 1200 mg/tuần trong ít nhất 3 tháng.
- Nhiễm khuẩn cơ hội lan tỏa trên người bệnh nhiễm HIV: Uống 600 mg × 1 lần/ngày đến khi miễn dịch được phục hồi.
- Chỉ định khác: Uống 500 mg/ngày × 3 ngày.
Trẻ em: Nên dùng dạng hỗn dịch uống.
- Viêm hầu họng do liên cầu, viêm da, mô mềm, viêm tai giữa: Uống 10 - 20 mg/kg × 3 ngày (không quá 500 mg/ngày).
- Tổng liều tối đa: 1500 mg.
Chú ý khi sử dụng
Có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn. Cách pha hỗn dịch uống: Lắc nhẹ cho bột tơi, cho thêm 9 ml, lắc kỹ thu được 15 ml hỗn dịch. Dùng trong vòng 10 ngày sau khi pha.
Phụ nữ có thai: B1 (TGA) (*); B (FDA) (**).
Phụ nữ cho con bú: Chỉ dùng khi thật cần thiết, cân nhắc lợi ích-nguy cơ.
Cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận có ClCr < 10 ml/phút.
(*) Nhóm B1 theo phân loại của TGA: Thuốc được sử dụng trên số lượng giới hạn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật thai nhi hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên thai nhi được quan sát. Nghiên cứu trên động vật không thấy tăng nguy hại trên thai nhi.
(**) Nhóm B theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Hoặc nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng không mong muốn (ngoài tác động giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứ có đối chứng ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, AHFS, The Renal Drug reference Guide.
- Viêm xương tai chũm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Ráy tai của trẻ khô nhưng có mùi hôi là bệnh gì?
- Viêm tai giữa ở trẻ em
- Trẻ bị viêm tai giữa có sốt không?
- Sau khi tiêm phòng phế cầu liệu viêm tai giữa có tái phát không?
- Trẻ 7 tháng tuổi bị viêm tai giữa có tiêm vắc-xin phế cầu được không?
- Trẻ mắc viêm tai giữa uống kháng sinh mấy tháng không khỏi dùng kháng sinh đồ có hiệu quả?
- Trẻ đang uống kháng sinh điều trị viêm tai giữa có được tiêm vắc xin phế cầu?
- Làm thế nào để dịch viêm tai giữa tự tiêu?
- Trẻ 6 tháng tuổi xuất hiện mủ vàng trong tai có phải viêm tai giữa? Điều trị thế nào?