Trang chủ Bệnh Viêm tụy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm tụy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Viêm tụy cấp ở trẻ em

Viêm tụy cấp ở trẻ em là hiện tượng viêm tuyến tụy ở trẻ em gây ra tổn thương tế bào nang tuyến do sự tiêu hủy của các men tuy. Tuyến tụy của trẻ em có vai trò cực kỳ quan trọng, đó là tiết ra các men giúp tiêu hóa những chất đường, đạm và mỡ từ thức ăn trong cơ thể.

Triệu chứng bệnh Viêm tụy cấp ở trẻ em

Những nguyên nhân viêm tụy cấp ở trẻ em là:

  • Nguyên nhân do nhiễm siêu vi.

  • Nguyên nhân chấn thương.

  • Nguyên nhân sỏi mật, sỏi bùn đường mật, giun chui ống mật

  • Nguyên nhân sử dụng các loại thuốc như: valproic acid, azathioprin...

  • Nguyên nhân do các bệnh lý hệ thống, rối loạn chuyển hóa.

  • Nguyên nhân do đột biến.

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm tụy cấp ở trẻ em

Các triệu chứng viêm tụy cấp ở trẻ em bao gồm:

  • Đau: đau xuất hiện đột ngột ( trong trường hợp viêm tụy cấp thể nặng) sau bữa ăn thịnh soạn hoặc tăng dần ( viêm tụy cấp thể nhẹ), vị trí đau ở nửa bụng trên hoặc vùng bụng trên bên trái, có thể lan ra sau lưng. Thời gian đau có thể kéo dài trong vài ngày. Cơn đau thường xuất hiện hoặc tăng dần khi ăn và khi nằm ngửa người.

  • Buồn nôn

  • Sốt, cơ thể ớn lạnh.

  • Mệt mỏi

  • Bụng chướng, nhạy cảm khi chạm vào.

  • Nhịp tim nhanh

  • Những trường hợp viêm tụy cấp ở trẻ em thể nặng có thể có nhiễm trùng: vẻ mặt nhiễm trùng như mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn. Ngoài ra, thể bệnh nặng còn có thể có dấu mất nước như môi khô, khát nước nhiều, mắt trũng. Hoặc bệnh nhân sẽ có triệu chứng của huyết áp thấp, nếu huyết áp thấp quá mức sẽ dẫn đến sốc giảm thể tích, biểu hiện như tay chân lạnh, huyết áp rất thấp, mạch nhanh.

  • Bệnh nhân có thể có suy hô hấp: mệt, khó thở, SpO2 giảm

  • Da bệnh nhân xanh tím quanh rốn, được gọi là dấu Cullen, hay xanh tím vùng hông là dấu Grey Turner khi viêm tụy thể xuất huyết.

  • Tràn dịch màng phổi.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm tụy cấp ở trẻ em

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm tụy cấp ở trẻ em, cần dựa vào việc thăm khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng:

Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tụy cấp ở trẻ em:

  • Ấn đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng

  • Khám thấy nhu động ruột giảm hoặc liệt ruột.

  • Vàng da ở viêm tụy tự phát hay viêm tụy do sỏi.

Đối với các bệnh nhân thể bệnh nặng:

  • Bệnh nhân có biểu hiện vẻ mặt nhiễm trùng: mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn

  • Bệnh nhân có dấu mất nước : khát nhiều, mắt trũng, môi khô.

  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốc giảm thể tích: tay chân lạnh, huyết áp thấp, mạch nhanh

  • Suy hô hấp như mệt mỏi, khó thở, SpO2 giảm

  • Ấn đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng

  • khám thấy nhu động ruột giảm hoặc liệt ruột.

  • Vàng da ở viêm tụy tự phát hay viêm tụy do sỏi.

  • Da xanh tím quanh rốn hoặc vùng hông

  • Tràn dịch màng phổi

Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán viêm tụy cấp ở trẻ:

  • Công thức máu: bạch cầu có thể tăng, hematocrit có thể giảm đối với trường hợp viêm tụy xuất huyết.

  • Amylase/máu tăng gấp 3 lần giá trị thường , tăng tối đa và tồn tại trong 3-5 ngày.

  • Amylase/nước tiểu tăng, có khí không quá 3 lần so với giá trị thường và tồn tại hơn 2 tuần

  • Lipase/máu tăng gấp 3 lần giá trị thường: chỉ số này có độ đặc hiệu cao hơn Amylase/máu.

  • Làm Ion đồ, khí máu, đường huyết, ure/máu, creatinin/máu, triglyceride, LDH để kiểm tra đối với các thể bệnh nặng.

  • Cấy máu được chỉ định nếu có nhiễm trùng hay dấu hiệu hoại tử tụy

  • Siêu âm bụng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

  • X-quang bụng không chuẩn bị để phân biệt với bệnh  lý tắc ruột, thủng ruột.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm tụy cấp ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị viêm tụy cấp trẻ em:

  • Ngăn chặn sự tiêu hủy tuyến tụy, giúp tụy được nghỉ ngơi.

  • Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

  • Bù nước, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.

  • Tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân nếu cần.

  • Phòng ngừa, điều trị các biến chứng tại chỗ và biến chứng toàn thân.

Các biện pháp điều trị viêm tụy cấp ở trẻ:

Chống sốc đối với thể bệnh nặng.

  • Giảm đau

  • Đặt ống vào dạ dày để hút dịch.

  • Nhìn ăn tuyệt đối, có thể chỉ định đặt sonde dạ dày để nuôi ăn.

  • Bù dịch

  • Điều chỉnh thăng bằng kiềm toàn, điện giải

  • Sử dụng kháng sinh.

  • Kháng acid.

Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật:

  • Viêm tụy hoại tử có kèm thêm nôn nhiều, chướng bụng, ấn bụng đau, có vẻ mặt nhiễm trùng

  • Áp xe tụy có kích thước lớn hơn 3cm

  • Thể bệnh viêm tụy xuất huyết.

  • Có nang giả tụy tăng kích thước nhanh hoặc kích thước lớn hơn 5cm hay tồn tại trên 4 tuần.

Xem thêm:

Câu chuyện khách hàng Sống khỏe Sức khỏe tổng hợp