Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Viêm tĩnh mạch
Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể mang máu từ các cơ quan và tứ chi trở về tim. Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm trong tĩnh mạch.
Có 2 dạng viêm tĩnh mạch:
-
Viêm tĩnh mạch nông là tình trạng viêm tĩnh mạch gần bề mặt da. Đây là loại viêm tĩnh mạch thường không nghiêm trọng.
-
Viêm tĩnh mạch sâu là tình trạng viêm tĩnh mạch sâu hơn và lan rộng hơn. Viêm tĩnh mạch sâu có thể gây ra bởi cục máu đông với hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu gọi là viêm tĩnh mạch huyết khối sâu hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Nguyên nhân bệnh Viêm tĩnh mạch
Các nguyên nhân có thể gây ra viêm tĩnh mạch nông:
-
Đặt ống thông tĩnh mạch
-
Tiêm thuốc kích thích vào tĩnh mạch
-
Một cục máu đông nhỏ
-
Nhiễm trùng
Các nguyên nhân có thể gây ra viêm tĩnh mạch sâu:
-
Kích thích hoặc chấn thương tĩnh mạch sâu do phẫu thuật, gãy xương, chấn thương nghiêm trọng hoặc từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó.
-
Máu chảy chậm do thiếu vận động (như nằm lâu trên giường sau phẫu thuật, ngồi máy bay, tàu xe trong thời gian dài)
-
Máu tăng đông hơn bình thường, có thể do thuốc, ung thư, rối loạn mô liên kết hoặc rối loạn đông máu di truyền.
Triệu chứng bệnh Viêm tĩnh mạch
Các triệu chứng viêm tĩnh mạch thường ảnh hưởng đến tay hoặc chân bị bệnh, bao gồm:
-
Tấy đỏ
-
Sưng phù
-
Tay hoặc chân ấm
-
Có các vệt màu đỏ trên tay hoặc chân
-
Nhạy cảm với cơn đau
Viêm tĩnh mạch nông có thể dẫn đến nhiễm trùng da xung quanh, vết thương trên da và thậm chí nhiễm trùng máu.
Nếu cục máu đông trong tĩnh mạch nông đủ lớn và ảnh hưởng đến tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu.
Khoảng 50% số người mắc bệnh phát triển các triệu chứng của viêm tĩnh mạch huyết khối sâu như: đau ở bắp chân hoặc đùi, cơn đau tăng khi đi bộ hoặc gập chân.
Viêm tĩnh mạch huyết khối sâu có thể dẫn đến biến chứng thuyên tắc động mạch phổi đe dọa tính mạng khi một cục máu đông vỡ ra di chuyển đến phổi và ngăn cản dòng máu đến phổi.
Triệu chứng của thuyên tắc động mạch phổi bao gồm:
-
Khó thở không rõ nguyên nhân
-
Đau ngực
-
Ho ra máu
-
Đau khi thở sâu
-
Thở nhanh
-
Cảm thấy choáng váng hoặc mệt mỏi
-
Nhịp tim nhanh
Trong một vài trường hợp, người bệnh không biết bản thân có huyết khối tĩnh mạch sâu cho đến khi có triệu chứng của thuyên tắc động mạch phổi. Vì đây là tình trạng khẩn cấp, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm tĩnh mạch
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch:
-
Từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu
-
Rối loạn đông máu
-
Liệu pháp nội tiết tố hoặc thuốc tránh thai
-
Không vận động trong thời gian dài
-
Mắc một số loại ung thư và điều trị ung thư
-
Mang thai
-
Thừa cân hoặc béo phì
-
Hút thuốc lá
-
Lạm dụng rượu
-
Trên 60 tuổi
Phòng ngừa bệnh Viêm tĩnh mạch
-
Thông báo về các yếu tố nguy cơ với bác sĩ, đặc biệt là trước khi phẫu thuật
-
Tập đi bộ càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật
-
Mang vớ tĩnh mạch
-
Duỗi chân và uống nhiều nước khi đi du lịch
-
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể bao gồm thuốc làm loãng máu
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm tĩnh mạch
-
Tìm hiểu bệnh sử và khám sức khỏe
-
Xét nghiệm máu: đánh giá nồng độ D-dimer (là chất được phóng thích trong cơ thể khi cục máu đông tan) hoặc để phát hiện các rối loạn đông máu
-
Siêu âm chi bị bệnh để đánh giá dòng máu chảy qua tĩnh mạch và động mạch
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra sự hiện diện của cục máu đông.
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm tĩnh mạch
Điều trị viêm tĩnh mạch nông:
-
Tháo ống thông tĩnh mạch
-
Nén ấm
-
Kháng sinh (nếu có nhiễm trùng)
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu:
-
Uống thuốc chống đông máu (tùy trường hợp)
-
Loại bỏ cục máu đông: bằng phẫu thuật chèn một dây và ống thông vào tĩnh mạch bị ảnh hưởng hay dùng thuốc để làm tan cục máu đông.
-
Đặt ống lọc vào mạch máu nếu có huyết khối tĩnh mạch sâu và có nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi nhưng không thể dùng thuốc làm loãng máu. Thủ thuật này giúp ngăn chặn cục máu đông di chuyển đến phổi.
-
Điều trị các yếu tố nguy cơ gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu
Xem thêm:
- Chỉ định và các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
- Có các loại thuốc chống đông máu nào?
- Thuốc Edoxaban: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Thuốc Lovenox: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
- Thuốc Eliquis: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Thuốc Haegarda: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Thuốc Jantoven: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Thuốc Dabigatran (Pradaxa®): Công dụng, cách dùng và các tác dụng phụ cần lưu ý
- Thuốc Apixaban (Eliquis®): Công dụng, cách dùng và các tác dụng phụ cần lưu ý
- Sintrom 4mg là thuốc gì?