Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Ung thư lá lách
Ung thư lá lách là gì? Ung thư lá lách là ung thư phát triển tại lách - cơ quan nằm vùng hạ sườn trái, một bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết trong cơ thể
Ung thư lách có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Ung thư lách nguyên phát là các tế bào ung thư phát triển từ lách. Ung thư lách thứ phát là các tế bào ung thư xuất phát từ các cơ quan khác, di căn đến lách, đa số là lymphoma – u lympho và Lơ-xơ- mi (bệnh bạch cầu cấp)
Nguyên nhân bệnh Ung thư lá lách
Nguyên nhân ung thư lách chủ yếu là ung thư thứ phát do U lympho hoặc bệnh Lơ-xơ-mi. Một số ung thư khác di căn đến lách như ung thư vú, ung thư hắc tố và ung thư phổi.
Đối tượng nguy cơ U lympho:
- Nam giới
- Tuổi cao
- Suy giảm hệ miễn dịch: mắc HIV, người ghép tạng, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
- Nhiễm EBV hoặc HP
Đối tượng nguy cơ của Lơ-xơ-mi:
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình có người thân mắc Lơ-xơ-mi
- Phơi nhiễm với các hóa chất độc hại như Benzene
- Một số hội chứng di truyền như hội chứng Down
- Tiền sử xạ trị hoặc điều trị ung thư bằng hóa chất
Triệu chứng bệnh Ung thư lá lách
Triệu chứng ung thư lách bao gồm:
- Lách to, tăng kích thước: có thể sờ thấy ở vị trí dưới sườn trái, lan ra đến rốn
- Cảm giác đầy bụng sau ăn
- Đau bụng: đau vị trí dưới sườn trái, sau lan ra khắp bụng
- Nhiễm trùng tái đi tái lại: bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều lần, dai dẳng
- Xuất huyết: chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo nhiều khi hành kinh, các nốt xuất huyết bầm tím dưới da.
- Thiếu máu: bệnh nhân da xanh xao, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
- Mệt mỏi, gầy sút cân
- Các triệu chứng khác:
- Nổi hạch to
- Sốt
- Ra mồ hôi nhiều hoặc ớn lạnh
- Giảm cân: giảm lớn hơn 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân
- Đau ngực
- Ho hoặc khó thở
- Chướng bụng, bụng to.
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư lá lách
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: HIV, sau ghép tạng
- Người hút thuốc lá
- Người nhiễm EBV, HP
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư lách
- Công nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại công nghiệp
Phòng ngừa bệnh Ung thư lá lách
Không có biện pháp phòng ngừa ung thư lách đặc hiệu. Giảm các yếu tố nguy cơ lách có thể thực hiện được bao gồm:
- Quan hệ tình dục an toàn: tránh lây nhiễm HIV, EPV…
- Điều trị các nhiễm trùng triệt để
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại: benzen thường sử dụng trong sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu
- Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư lá lách
-
Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư lách, bác sỹ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng và công thức các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
-
Xét nghiệm tủy xương như chọc tủy đồ, sinh thiết tủy có thể được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp
-
Xét nghiệm hạch đồ, chọc tế bào hạch được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc U lympho.
-
Trong 1 số trường hợp khó có thể cắt bỏ lách để làm giải phẫu bệnh chẩn đoán.
-
Các chụp chiếu như X quang, chụp cắt lớp vi tính có chức năng bổ trợ trong chẩn đoán giai đoạn, biến chứng của bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư lá lách
Các phương pháp điều trị ung thư lách bao gồm:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa chất
Phẫu thuật cắt lách: là biện pháp đầu tay trong ung thư lách. Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân được phẫu thuật cắt lách không cần các phương pháp điều trị khác trong 5 năm đầu sau phẫu thuật.
- Cắt lách qua phẫu thuật nội soi
- Cắt lách qua phẫu thuật mổ mở
Hai phương pháp cho kết quả tương tự tuy nhiên mổ nội soi là phương pháp tiên tiến, đòi hỏi trang thiết bị và nhân lực, biến chứng sau mổ nội soi sẽ ít hơn so với mổ mở.
Xem thêm:
- Phát hiện và điều trị khối u dưới xương ức
- Vì sao ung thư xương hay gặp ở trẻ em?
- Hóa trị ung thư buồng trứng phải giai đoạn 1C khi mang thai nguy hiểm không?
- Nữ giới ung thư buồng trứng điều trị như thế nào?
- Các tác dụng phụ của thuốc điều trị đích
- Thuốc Axicabtagene Ciloleucel Suspension: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Thuốc Cyclophosphamide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Thuốc Ivosidenib: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Công dụng thuốc Slandom 8
- Công dụng thuốc Vinluta 600mg