Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Thoát vị bẹn trẻ em
Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì?
Thoát vị bẹn ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh do còn tồn tại một ống thông nhỏ từ ổ bụng xuống vùng bẹn- bìu khiến ruột hay dịch ổ bụng chạy xuống tạo nên khối phồng ở vùng này
Tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em không thể tự hồi phục mà cần có can thiệp phẫu thuật nhằm tránh biến chứng nghẹt. Tuy nhiên trước khi được chỉ định phẫu thuật, trẻ cần phải được cân nhắc các yếu tố như tiền sử sinh non hay có bệnh lý đặc biệt để quyết định thời gian mổ
Nếu phát hiện và điều trị muộn, thoát vị bẹn ở trẻ em có thấy gây nên những biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, mạc treo ruột,…
Nguyên nhân bệnh Thoát vị bẹn trẻ em
Nguyên nhân thoát vị bẹn ở trẻ em liên quan đến dị tật do ống phúc tinh mạc không bịt kín ngay từ khi chào đời (thông thường ống phúc tinh mạc sẽ tự đóng ở cuối thai kỳ hoặc tháng đầu sau sinh)
Thoát vị bẹn ở trẻ em cũng có thể hình thành do trẻ rặn quá nhiều sau một đợt táo bón hoặc một đợt ho liên tục kéo dài
Triệu chứng bệnh Thoát vị bẹn trẻ em
Triệu chứng thoát vị bẹn ở trẻ em thường có biểu hiện lâm sàng như:
-
Xuất hiện một khối u phồng ở vùng bẹn của trẻ em, khối phồng lan tới vùng bìu (bé trai) hoặc vùng mu-môi lớn (bé gái). Khi trẻ nằm yên thường khó phát hiện khối phồng vì khi đó khối thoát vị sẽ chạy ngược về ổ bụng, vùng bẹn lại trở lại như ban đầu.
-
Ngược lại, kích thước khối phồng sẽ tăng lên khi trẻ vận động mạnh, chạy nhảy, ho, rặn hay quấy khóc, thậm chí thấy được khối thoát vị chuyển động dọc theo ống bẹn khi trẻ chạy
-
Nắn vào vùng phồng lên có thể sờ thấy túi thoát vị, khối thoát vị mềm, nắn không đau và di chuyển khi đẩy
-
Đối với những trường hợp bệnh nặng thì khối thoát vị bị nghẹt, không trở lại ổ bụng được. Khi đó, vùng u phồng có thể sưng đau kèm theo cơn đau quặn bụng dữ dội, bụng trướng, táo bón, trẻ có thể buồn nôn hoặc nôn và quấy khóc dữ dội
-
Ngoài ra, trẻ có thể có các biểu hiện của một số bệnh khác ở vùng bẹn- bìu như: xoắn tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tấy vùng ống bẹn bìu, viêm tinh hoàn,…
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoát vị bẹn trẻ em
Thoát vị bẹn là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 0,8-4,4% bệnh lý ở trẻ em ở cả hai giới. Tuy nhiên thì tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ trai cao hơn từ 3-10 lần
Trẻ sinh non là đối tượng có nguy cơ rất cao khi tùy theo tuổi thai có đến 30% trẻ sinh non bị thoát vị bẹn
Phòng ngừa bệnh Thoát vị bẹn trẻ em
-
Thoát vị bẹn ở trẻ em là dạng bệnh lý bẩm sinh nên cách phòng ngừa chủ yếu phải đến từ thời kỳ thai nghén của mẹ
-
Mẹ cần có một lối sống lành mạnh khi mang thai, không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, khám thai định kỳ để giảm thiểu nguy cơ sinh non- chính là yếu tố dễ dẫn đến thoát vị bẹn ở trẻ em
-
Cần nhớ rằng thoát vị bẹn ở trẻ em không thể tự hồi phục nên khi phát hiện cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sớm nhất có thể nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu cho trẻ
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoát vị bẹn trẻ em
Thoát vị bẹn ở trẻ em thường có biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng nên việc chẩn đoán xác định thường dựa vào thực tế lâm sàng:
-
Trẻ có một khối phồng vùng bẹn bìu ở trẻ trai và vùng gần âm môi ở trẻ gái. Khối phồng xuất hiện to hơn khi trẻ khóc hoặc rặn đi đại tiện, sau vận động mạnh như chạy nhảy, thể dục, khi trẻ nghỉ ngơi thì khối phồng có thể biến mất do khối thoát vị tự chui trở lại vào ổ bụng
-
Trẻ có thể kèm rối loạn tiêu hóa, táo bón, bỏ bú hoặc nôn (trẻ nhỏ)
-
Nếu khối phồng căng cứng, sờ đau và không mất khi nghỉ ngơi thì có thể đã xảy ra biến chứng nghẹt, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Bên cạnh đó, có một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý để chẩn đoán đúng bệnh:
-
Thoát vị bẹn 2 bên ở trẻ gái: Cần làm nhiễm sắc thể giới tính hoặc gene biệt hóa tinh hoàn để xác định giới tính thật của bệnh nhân vì khi điều trị bắt buộc phải kiểm tra tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng
-
Nam giới có tử cung: Thường phát hiện lúc mổ bao thoát vị, cần thăm dò cơ quan sinh dục trong và làm thêm các xét nghiệm nội tiết, nhiễm sắc thể giới tính
Các biện pháp điều trị bệnh Thoát vị bẹn trẻ em
Khi đã có chẩn đoán xác định thì phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ em là cần thiết. Nếu chưa mổ ngay được thì có thể làm băng ép bên bị thoát vị và mổ sớm theo chương trình bán cấp cứu
Hiện nay, các bệnh viện trong nước đang áp dụng kỹ thuật mổ thoát vị bẹn ở trẻ em bằng cách sử dụng kim Endo trong phẫu thuật nội soi. Với kỹ thuật này, bệnh nhi có thể được ra viện ngay ngày hôm sau, sau mổ hầu như không thấy sẹo và đặc biệt là tránh tổn hại chức năng sinh sản của trẻ sau này.
Xem thêm:
- Viêm xương tai chũm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Tật nứt đốt sống gây ảnh hưởng gì?
- Vì sao ung thư xương hay gặp ở trẻ em?
- Dấu hiệu u sụn xương ở trẻ em
- Đau mỏi lưng ở trẻ em có nguy hiểm?
- Trẻ 2 tháng tuổi không duỗi thẳng được ngón cái là dấu hiệu bệnh gì?
- Xương đùi chồng lên 2cm sau khi bó bột có sao không?
- Trẻ 1 tuổi thiếu xương quay và cong vẹo cột sống cổ bẩm sinh có phẫu thuật chỉnh hình được không?
- Mảnh xương ngón tay bị gãy có liền lại được không?
- Trẻ 2 tuổi chân bị trẹo ra ngoài nên điều trị thế nào?