Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Thoát vị bẹn người lớn
Thoát vị là gì?
Thoát vị là tình trạng những túi phình của nội tạng hoặc mô bị trồi ra và dịch chuyển khỏi vị trí của chúng, thường là xuyên những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ để tạo thành những ổ thoát vị
Thoát vị bẹn là loại hay gặp nhất trong các loại thoát vị thành bụng, thể hiện tình trạng một tạng ổ bụng rời khỏi vị trí và chui qua ống bẹn xuống bìu.
Khối thoát vị vùng bẹn-bìu sẽ to ra khi đi lại hoặc lao động, nguy hiểm nhất là khi ruột sa xuống chèn ép các cơ quan trong khoang bụng dẫn đến tình trạng thoát vị nghẹt gây biến chứng hoại tử ruột
Nguyên nhân bệnh Thoát vị bẹn người lớn
Thoát vị bẹn được gây ra bởi sự kết hợp của yếu cơ vùng bẹn và tăng áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị
Nguồn gốc chủ yếu của thoát vị bẹn có thể đến từ các lỗ giải phẫu tự nhiên trong quá trình phát triển của bào thai giúp một số cấu trúc đi qua để xuống dưới (như tinh hoàn chạy xuống bìu ở nam). Nếu các lỗ này quá rộng thì một phần tạng trong ổ bụng có thể chui qua tạo thành các ổ thoát vị
Triệu chứng bệnh Thoát vị bẹn người lớn
Khi mắc thoát vị bẹn, người bệnh thường có cảm giác tức nặng vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Vùng bìu càng to hơn khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, giảm hoặc mất hẳn khi người bệnh nằm nghỉ
Đôi khi thoát vị bẹn xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Biến chứng của thoát vị bẹn mới thực sự nguy hiểm bao gồm: thoát vị kẹt và thoát vị bẹn nghẹt
-
Thoát vị kẹt: là khi một phần của ruột, mô mỡ hoặc buồng trứng bị kẹt lại trong túi thoát vị. Thoát vị kẹt tạo nên khối chắc, căng đau và có thể gây nôn, táo bón
-
Thoát vị bẹn nghẹt: là tình trạng nguy hiểm nhất khi mà các mô trong túi thoát vị bị xoắn lại có thể dẫn đến hoại tử vì không được cấp đủ máu. Triệu chứng sốt, sưng vùng thoát vị kèm đỏ, viêm và rất đau cũng là hậu quả của biến chứng
Khi mắc thoát vị bẹn, người bệnh thường có cảm giác tức nặng vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Vùng bìu càng to hơn khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, giảm hoặc mất hẳn khi người bệnh nằm nghỉ
Đôi khi thoát vị bẹn xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Biến chứng của thoát vị bẹn mới thực sự nguy hiểm bao gồm: thoát vị kẹt và thoát vị bẹn nghẹt
-
Thoát vị kẹt: là khi một phần của ruột, mô mỡ hoặc buồng trứng bị kẹt lại trong túi thoát vị. Thoát vị kẹt tạo nên khối chắc, căng đau và có thể gây nôn, táo bón
-
Thoát vị bẹn nghẹt: là tình trạng nguy hiểm nhất khi mà các mô trong túi thoát vị bị xoắn lại có thể dẫn đến hoại tử vì không được cấp đủ máu. Triệu chứng sốt, sưng vùng thoát vị kèm đỏ, viêm và rất đau cũng là hậu quả của biến chứng
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoát vị bẹn người lớn
Những người có nguy cơ mắc thoát vị bẹn bao gồm:
-
Người cao tuổi có các cơ thành ổ bụng yếu
-
Người hay làm việc nặng nhọc hoặc táo bón kéo dài, ho mãn tính do có áp lực cao thường xuyên tại ổ bụng
-
Người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc,…
-
Người có tiền sử gia đình bị thoát vị bẹn
-
Người thừa cân hoặc phụ nữ mang thai gây tăng áp lực lên ổ bụng
-
Thoát vị bẹn cũng thường gặp ở nam giới nhiều hơn do cấu tạo vùng bẹn nam có dây thừng tinh chạy qua nên thành bụng nơi này khá yếu
Phòng ngừa bệnh Thoát vị bẹn người lớn
Với những đối tượng nguy cơ đã kể trên thì việc phòng ngừa thoát vị bẹn chủ yếu tập trung và việc hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:
-
Không hút thuốc là để giảm nguy cơ ho mãn tính
-
Có chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính
-
Hạn chế những công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài hoặc công việc chân tay nặng
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát những bệnh lý có nguy cơ dẫn tới thoát vị bẹn trong tương lai
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoát vị bẹn người lớn
Chẩn đoán thoát vị bẹn cần dựa vào cả lâm sàng và cả xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán xác định
Về lâm sàng:
-
Bệnh nhân thường vào viện với đau tức vùng bẹn bìu hoặc có khối phồng vùng bẹn bìu, triệu chứng kèm theo có thể là táo bón hoặc tiểu khó, đại tiện ra máu (trĩ)
-
Khối phồng thường nằm trên nếp lằn bẹn, chạy dọc theo chiều của ống bẹn kèm bìu lớn bất thường
-
Sờ khối phồng vùng bẹn, nếu không đau có thể chưa có biến chứng, nếu sờ có cảm giác lọc xọc thì thường là thoát vị quai ruột, sờ cảm giác chắc thường là mạc nối
Về xét nghiệm:
-
Siêu âm: đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán thoát vị, cho thấy hình ảnh của các quai ruột hay mạc nối bên trong khối phồng, đôi khi còn đo được đường kính lỗ bẹn sâu
-
Nội soi ổ bụng: Là phương pháp cho thấy được tạng thoát vị chui qua lỗ bẹn sâu
Các biện pháp điều trị bệnh Thoát vị bẹn người lớn
Nguyên tắc của điều trị thoát vị bẹn ở người lớn là điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng toàn thân của bệnh nhân mà có chỉ định can thiệp ngoại khoa hay không
Mổ thoát vị bẹn cho người lớn có 2 kiểu thủ thuật: tái tạo lại thành bụng bằng các mũi khâu các lớp tổ chức giải phẫu hoặc tăng cường sức bền thành bụng bằng một loại lưới tổng hợp
Trong mọi trường hợp thì thời gian cho sức bền vững chắc chắn là từ 3-4 tuần, bệnh nhân nên tránh hoạt động gắng sức trong thời gian này.
Xem thêm:
- Viêm xương tai chũm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Tật nứt đốt sống gây ảnh hưởng gì?
- Vì sao ung thư xương hay gặp ở trẻ em?
- Dấu hiệu u sụn xương ở trẻ em
- Đau mỏi lưng ở trẻ em có nguy hiểm?
- Trẻ 2 tháng tuổi không duỗi thẳng được ngón cái là dấu hiệu bệnh gì?
- Xương đùi chồng lên 2cm sau khi bó bột có sao không?
- Trẻ 1 tuổi thiếu xương quay và cong vẹo cột sống cổ bẩm sinh có phẫu thuật chỉnh hình được không?
- Mảnh xương ngón tay bị gãy có liền lại được không?
- Trẻ 2 tuổi chân bị trẹo ra ngoài nên điều trị thế nào?