Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Sốt phát ban
- Sốt phát ban biểu hiện một tình trạng nóng sốt kết hợp với nổi các đốm đỏ ẩn hoặc nhô lên bề mặt da thường do virus gây ra
- Bệnh thường không nguy hiểm và sẽ giảm triệu chứng cũng như hồi phục hoàn toàn nếu được nghỉ ngơi và điều trị đầy đủ
- Hiếm gặp hơn, khi triệu chứng sốt quá cao có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm
- Có 2 loại sốt phát ban phổ biến là: ban đỏ và ban đào
Nguyên nhân bệnh Sốt phát ban
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ là do virus herpes 6 hoặc 7
Ngoài ra sốt phát ban còn có thể có các nguyên nhân như:
- Sốt phát ban do chấy rận (sốt phát ban cổ điển)
- Sốt phát ban do chuột (sốt phát ban địa phương)
- Sốt phát ban do mò mạt (sốt phát ban bụi rậm)
Triệu chứng bệnh Sốt phát ban
Triệu chứng sốt phát ban thường xuất hiện vào tuần thứ nhất hoặc thứ 2 sau khi mắc bệnh. Sốt ban đỏ ở trẻ em đôi khi có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên bệnh thường biểu hiện với hai triệu chứng chính:
- Sốt: đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, thường là sốt cao trên 39,4°C ngay khi nhiễm bệnh. Đối với sốt phát ban ở trẻ nhỏ có thể có các triệu chứng đi kèm như ho, viêm họng, sổ mũi hoặc các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ. Sốt thường diễn tiến trong 3-5 ngày
- Phát ban: triệu chứng phát ban có thể đến sau các cơn sốt, da bệnh nhân sẽ xuất hiện các đốm đỏ nhỏ bằng hoặc sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh. Sốt ban đỏ ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng cho tới cổ và cánh tay, có trường hợp không lan đến chân và mặt. Những vết ban này sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kì sự khó chịu nào cho trẻ.
Ngoài 2 triệu chứng điển hình còn có một số dấu hiệu khác có thể thấy như:
- Khó chịu, quấy khóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Tiêu chảy mức độ nhẹ
- Chán ăn
- Sưng mí mắt
Đường lây truyền bệnh Sốt phát ban
Với nguyên nhân chủ yếu là do virus thì đường truyền của bệnh sốt phát ban thường do những tiếp xúc trực tiếp của người lành và người mang bệnh. Những tiếp xúc đó thường là dịch tiết, bọt khí của cơ thể người sốt phát ban thông qua hoạt động ho, hắt xì hoặc giao tiếp mà truyền qua người đang khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Sốt phát ban
Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ vô cùng phổ biến ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi nhưng đôi khi vấn xảy ra ở người lớn. Phần lớn trẻ sốt phát ban khi đi nhà trẻ do lây nhiễm từ cộng đồng.
Trẻ nhỏ đi mẫu giáo là đối tượng dễ nhiễm virus nhất vì bản thân hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Hơn nữa, lớp học chính là môi trường làm tăng nguy cơ lây lan virus từ trẻ này sang trở khác mà phần lớn các trường hợp mắc bệnh nằm ở trẻ từ 6- 15 tháng tuổi
Phòng ngừa bệnh Sốt phát ban
- Cách ly trẻ bệnh, để trẻ bệnh ở nhà vì nhà trẻ, mẫu giáo, trường học là môi trường rất dễ lây lan của bệnh
- Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng sốt phát ban nên cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh
- Rửa tay sạch sẽ luôn là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh có nguyên nhân do virus. Vậy nên cần hướng dẫn các thành viên trong gia đình thường xuyên rửa tay thật sạch để tránh nguồn bệnh
- Bổ sung trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng chống lại virus
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sốt phát ban
- Chẩn đoán bệnh sốt phát ban chủ yếu vẫn dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh với triệu chứng chính là sốt cao trên 39,4°C kèm phát ban hồng hoặc đốm xuất hiện trên ngực, bụng và lưng trước khi lan rộng đến hai tay và cổ, ban kéo dài vài ngày.
- Bên cạnh đó có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể chống lại sốt phát ban
Các biện pháp điều trị bệnh Sốt phát ban
Nếu các triệu chứng không nặng thì sốt phát ban có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên cần chú ý nếu có một số biểu hiện sau cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị:
Trẻ sốt không kiểm soát được nhiệt độ dù đã dùng thuốc hạ sốt
- Phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Cha mẹ nghi ngờ trẻ mất nước do tiêu chảy
Xem thêm:
- Viêm xương tai chũm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Tật nứt đốt sống gây ảnh hưởng gì?
- Vì sao ung thư xương hay gặp ở trẻ em?
- Dấu hiệu u sụn xương ở trẻ em
- Đau mỏi lưng ở trẻ em có nguy hiểm?
- Trẻ 2 tháng tuổi không duỗi thẳng được ngón cái là dấu hiệu bệnh gì?
- Xương đùi chồng lên 2cm sau khi bó bột có sao không?
- Trẻ 1 tuổi thiếu xương quay và cong vẹo cột sống cổ bẩm sinh có phẫu thuật chỉnh hình được không?
- Mảnh xương ngón tay bị gãy có liền lại được không?
- Trẻ 2 tuổi chân bị trẹo ra ngoài nên điều trị thế nào?