Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Hội chứng Reye
Hội chứng Reye là gì ?
-
Hội chứng Reye là bệnh lý não - gan, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em sau khi hồi phục từ căn bệnh nhiễm virus cấp tính như bệnh cúm và thủy đậu, hội chứng này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.
-
Hội chứng Reye gồm hai nhóm chính là: hội chứng não cấp và hội chứng thoái hóa mỡ ở các phủ tạng như não, thận, tim đặc biệt là thoái hóa gan. Bệnh lý này có nguy cơ gây tử vong ở trẻ em.
-
Aspirin là một loại thuốc được cho là có liên quan đến hội chứng Reye. Đây là loại thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau rất thông dụng được sử dụng điều trị từ lâu nay nên cần cẩn trọng khi cho trẻ em sử dụng loại thuốc này. Đặc biệt, aspirin không được phép sử dụng đối với trẻ em đang phục hồi sau bệnh thủy đậu và cúm.
Nguyên nhân bệnh Hội chứng Reye
-
Nguyên nhân dẫn đến mắc phải hội chứng Reye vẫn chưa được tìm ra rõ ràng nhưng có những yếu tố đóng vai trò trong sự phát triển của căn bệnh này.
-
Aspirin được xem là yếu tố kích hoạt hội chứng Reye khi sử dụng thuốc này sau nhiễm virus hay vi trùng trong bệnh cúm và bệnh thủy đậu ở trẻ em.
-
Ngoài ra, việc tiếp xúc với độc tố như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và sơn cũng góp phần gây nên hội chứng Reye.
Triệu chứng bệnh Hội chứng Reye
Hội chứng Reye thường xảy ra trong giai đoạn trẻ đang hồi phục từ căn bệnh do virus như cúm và thủy đậu. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ ba đến bảy ngày sau khi nhiễm siêu vi và bệnh phát triển trong vài giờ đến một hoặc hai ngày.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm:
-
Đột ngột buồn nôn, nôn
-
Thiếu năng lượng, mất hứng thú với cuộc sống.
-
Có những hành vị như khó chịu, thay đổi tính cách, nói lắp.
-
Hay buồn ngủ.
-
Khi gan và não bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các triệu chứng sau:
-
Gan to
-
Rối loạn nước điện giải, hạ huyết áp.
-
Trẻ không thể nhận ra người thân, bạn bè, không trả lời được những câu hỏi đơn giản.
-
Thở nhanh và mạnh.
-
Có những biểu hiện của hành vi bạo lực.
-
Co giật.
-
Hôn mê.
Đường lây truyền bệnh Hội chứng Reye
Hội chứng Reye không lây truyền từ trẻ em này sang trẻ em khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng Reye
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye là:
-
Sử dụng thuốc aspirin để điều trị nhiễm virus trong bệnh cúm, bệnh thủy đậu hoặc bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên.
-
Có sự rối loạn quá trình oxy hóa axit béo cơ bản.
Phòng ngừa bệnh Hội chứng Reye
Để phòng ngừa hội chứng Reye, cần thực hiện các biện pháp sau:
-
Vì aspirin là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hội chứng Reye nên cần cho trẻ sử dụng loại thuốc này chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
-
Đối với trẻ bị nhiễm virus trong các bệnh đường hô hấp trên, bệnh thủy đậu. cúm… tuyệt đối không sử dụng aspirin mà phải điều trị bằng các loại thuốc hạ nhiệt, giảm đau khác như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen sodium.
-
Khi cho trẻ dùng thuốc, cần lưu ý đến một số sản phẩm có chứa aspirin như Alka- Seltzer, Acetylsalicylic acid, Acetylsalicylate, Salicylic acid, Salicylate.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng Reye
Để chẩn đoán chính xác hội chứng Reye, bên cạnh việc hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng trên bệnh nhân, cần làm thêm những xét nghiệm cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán:
-
Xét nghiệm sinh hóa máu
-
Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ: xác định nguyên nhân của triệu chứng thay đổi hành vi ở bệnh nhân
-
Sinh thiết gan: loại trừ các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến gan.
-
Sinh thiết da: phương pháp này để kiểm tra rối loạn quá trình oxy hóa acid béo hoặc rối loạn trao đổi chất .
-
Chọc dịch tủy sống: giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh lý khác như nhiễm trùng màng bao quanh não và tủy sống. viêm hoặc nhiễm trùng não.
Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng Reye
Bệnh nhân bị hội chứng Reye sẽ được theo dõi sát huyết áp, các dấu hiệu quan trọng khác và được điều trị cụ thể như sau:
-
Glucose và điện giải pháp được cho qua tiêm tĩnh mạch.
-
Thuốc lợi tiểu được chỉ định để giảm áp lực nội sọ và tăng mất nước qua đường tiểu.
-
Thuốc chống động kinh được sử dụng nhằm phòng tránh cơn động kinh xảy ra.
-
Các thuốc ngăn ngừa chảy máu
-
Nếu bệnh nhân khó thở, có thể hỗ trợ bằng máy thở.
Xem thêm:
- Viêm xương tai chũm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Tật nứt đốt sống gây ảnh hưởng gì?
- Vì sao ung thư xương hay gặp ở trẻ em?
- Dấu hiệu u sụn xương ở trẻ em
- Đau mỏi lưng ở trẻ em có nguy hiểm?
- Trẻ 2 tháng tuổi không duỗi thẳng được ngón cái là dấu hiệu bệnh gì?
- Xương đùi chồng lên 2cm sau khi bó bột có sao không?
- Trẻ 1 tuổi thiếu xương quay và cong vẹo cột sống cổ bẩm sinh có phẫu thuật chỉnh hình được không?
- Mảnh xương ngón tay bị gãy có liền lại được không?
- Trẻ 2 tuổi chân bị trẹo ra ngoài nên điều trị thế nào?