Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân là các dấu hiệu lâm sàng tạo ra do kích hoạt toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nói cách khác, nó là một phản ứng viêm thông thường.
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) đôi khi bị nhầm lẫn với nhiễm trùng huyết, nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa hai loại này là sự hiện diện của nhiễm trùng. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân có thể xảy ra sau chấn thương, viêm, thiếu máu cục bộ hoặc nhiễm trùng, trong khi nhiễm trùng huyết chỉ xảy ra với sự hiện diện của nhiễm trùng. SIRS không phải lúc nào cũng xảy ra sau những chấn thương của cơ thể, nhưng nó thường là một biến chứng tiềm năng. Khi có sự hiện diện của nhiễm trùng, SIRS có thể phát triển thành nhiễm trùng huyết nếu không được chữa trị một cách nhanh chóng và thích hợp.
Nguyên nhân bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân có thể gây ra do nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiễm trùng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra các triệu chứng này. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng này là bỏng, chấn thương, bệnh tim mạch, bệnh phổi do vấn đề tim và đáp ứng chu phẫu của cơ thể, đặc biệt là trong các phẫu thuật tim mạch.
Nguyên nhân tiềm ẩn chung gây ra hội chứng đáp ứng viêm toàn thân:
Nhiễm trùng
-
Viêm phổi
-
Nhiễm trùng vết thương
-
Viêm nội tâm mạc
-
Viêm mô tế bào
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu
-
Hội chứng sốc nhiễm độc
-
Hoại tử
-
Viêm màng não
-
Viêm túi mật (nhiễm trùng túi mật)
Không nhiễm trùng
Bỏng, rối loạn tự miễn, xơ gan, mất nước, các chấn thương do điện, xuất huyết, nhồi máu cơ tim, phẫu thuật, phản ứng truyền dịch.
Triệu chứng bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống được định nghĩa khi có hai hoặc nhiều tiêu chuẩn sau:
-
Nhiệt độ > 38 °C hoặc <36 °C.
-
Tần số tim > 90 lần /phút (*).
-
Tần số thở > 20 lần /phút (*) hoặc PaCO2 < 4.3 kPa.
-
Bạch cầu > 12 x 10^9/l hoặc < 4 x 10^9/l hoặc > 10% bạch cầu non (dạng band).
Đối với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân trẻ em, tần số tim và thở tăng trên + 2SD (độ lệch chuẩn) so với giá trị bình thường theo tuổi.
-
SIRS không đặc hiệu và có thể do thiếu máu, viêm, chấn thương, nhiễm trùng hoặc phối hợp nhiều tổn thương gây ra.
-
Nhiễm trùng (infection) được xác định khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể tạo ra đáp ứng viêm hoặc sự xâm nhập các vi sinh vật đó vào mô vốn bình thường là vô trùng.
-
Vi khuẩn máu (bacteremia) là sự hiện diện vi khuẩn trong máu, nhưng tình trạng này không phải luôn luôn dẫn đến SIRS hoặc nhiễm trùng toàn thân (sepsis).
-
Nhiễm trùng toàn thân (sepsis) khi có SIRS và nguyên nhân là do nhiễm khuẩn (nghi ngờ hay khẳng định). Ở Việt Nam sepsis đồng nghĩa với nhiễm khuẩn huyết. Chẩn đoán nhiễm khuẩn dựa vào cấy hoặc nhuộm gram (máu, mủ, nước tiểu hoặc các dịch cơ thể khác) hoặc dựa vào lâm sàng (khạc đàm mủ, tiểu mủ, tiêu chảy, vết bỏng có mủ…).
-
Nhiễm trùng toàn thân nặng (severe sepsis) phù hợp với các tiêu chuẩn đã đề cập ở trên và kết hợp với rối loạn chức năng cơ quan, tưới máu kém (hypoperfusion), hoặc hạ huyết áp.
-
Nhiễm trùng dẫn đến hạ huyết áp được định nghĩa khi “huyết áp tâm thu < 90 mm Hg hoặc giảm trên 40 mm Hg so với mức huyết áp ban đầu của bệnh nhân mà không do nguyên nhân khác gây hạ huyết áp.”
-
Bệnh nhân phù hợp với các tiêu chuẩn sốc nhiễm khuẩn nếu có hạ huyết áp kéo dài và bất thường về tưới máu mặc dù đã bù dịch đầy đủ.
-
Hội chứng suy chức năng đa tạng (MODS) là một tình trạng có các rối loạn sinh lý, trong đó chức năng cơ quan không duy trì được sự ổn định nội môi.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Hội chứng đáp ứng viêm xảy ra với tất cả mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành.
Phòng ngừa bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Phòng ngừa thường quy gồm thông tắc tĩnh mạch sâu và phòng loét tiêu hoá. Kháng sinh kéo dài khi có chỉ định lâm sàng, dùng kháng sinh phổ hẹp khi có thể để tránh bội nhiễm (ví dụ có sốt, thay đổi bạch cầu, hoặc lâm sàng kém đi).
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Chẩn đoán của hội chứng được dựa trên sự hiện diện các triệu chứng nêu trên cùng với một số loại chấn thương trên cơ thể. Khi bác sĩ nghi ngờ hội chứng này, bạn sẽ cần làm các xét nghiệm khác nhau như cấy máu, axit lactic và công thức máu đầy đủ.
Các xét nghiệm chẩn đoán nghi ngờ hội chứng đáp ứng viêm toàn thân là:
-
Công thức máu
-
Cấy máu
-
Nuôi cấy nước tiểu
-
Nuôi cấy đờm
-
Nuôi cấy dịch ở vết thương (nếu có vết thương)
-
Chức năng gan
-
Các enzyme tim
-
Axit lactic
-
Đo các khí máu
-
Phân tích dịch não tủy
Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Không có thuốc chọn lọc cho hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. Điều trị theo chẩn đoán cụ thể, với bệnh có trước đang diễn tiến, dùng các thuốc phòng biến chứng. Không có thuốc để thay đổi tình trạng đáp ứng viêm toàn thân. Kháng sinh phổ rộng, insulin (ở bệnh nhân tăng đường máu) và nên cân nhắc steroid ở bệnh nhân có tiêu chuẩn phù hợp đáp ứng viêm toàn thân.
-
Điều trị nguyên nhân gây SIRS.
-
Khi khả thi nên tiến hành nuôi cấy trước khi dùng kháng sinh.
-
Kháng sinh theo kinh nghiệm không dùng cho tất cả bệnh nhân có SIRS. Chỉ định kháng sinh gồm: Nghi ngờ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn. Huyết học không ổn định. Bạch cầu giảm (hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch khác). Cắt lách hoặc nguyên nhân tương đương (do nhiễm trùng nặng sau cắt lách).
-
Vì vi khuẩn kháng thuốc tăng lên, khởi đầu nên dùng kháng sinh phổ rộng khi nguyên nhân của SIRS là nhiễm khuẩn nhưng chẩn đoán nhiễm khuẩn lại không đặc hiệu.
-
Cần theo dõi tăng đường máu ở bệnh nhân dùng thuốc giảm đau.
-
Bệnh nhân hạ huyết áp nên truyền dịch, và nếu huyết áp vẫn thấp sau khi đã bù dịch, thì nên dùng thuốc vận mạch. Tất cả bệnh nhân phải được bù dịch đủ qua đường tĩnh mạch và phổ biến là dùng 2 đường truyền tĩnh mạch hoặc một tĩnh mạch trung tâm.
-
Tăng đường máu hay gặp trong SIRS thậm chí ở các bệnh nhân không mắc đái tháo đường, thậm chí ở các bệnh nhân không mắc đái tháo đường.
Xem thêm:
- Viêm xương tai chũm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Tật nứt đốt sống gây ảnh hưởng gì?
- Vì sao ung thư xương hay gặp ở trẻ em?
- Dấu hiệu u sụn xương ở trẻ em
- Đau mỏi lưng ở trẻ em có nguy hiểm?
- Trẻ 2 tháng tuổi không duỗi thẳng được ngón cái là dấu hiệu bệnh gì?
- Xương đùi chồng lên 2cm sau khi bó bột có sao không?
- Trẻ 1 tuổi thiếu xương quay và cong vẹo cột sống cổ bẩm sinh có phẫu thuật chỉnh hình được không?
- Mảnh xương ngón tay bị gãy có liền lại được không?
- Trẻ 2 tuổi chân bị trẹo ra ngoài nên điều trị thế nào?