Xét nghiệm Cytokin khi nào?

Xét nghiệm cytokin được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau có ý nghĩa trong nghiên cứu cũng như lâm sàng. Trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh nhân không cần kiêng ăn uống trước khi tiến hành xét nghiệm.

1. Tìm hiểu về xét nghiệm cytokin

Cytokin là các protein đa chức năng, được các tế bào của hệ thống miễn dịch sản xuất có vai trò trung gian và điều hòa miễn dịch, tham gia vào phản ứng viêm và tạo ra tế bào máu của cơ thể hồng cầu. Các cytokin có thể tác động trên các tế bào miễn dịch khác nhau, hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc khối u. Cytokin có thể kích thích các bạch cầu mono trở thành các đại thực bào ở các mô. Ngoài ra hiện nay cytokin đang được sử dụng trên lâm sàng như những chất sửa đổi đáp ứng sinh học để điều trị các rối loạn khác nhau.

2. Đặc điểm cytokin

  • Các cytokine được tạo ra bởi nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm tế bào lympho (T và B), bạch cầu đơn nhân (monocyte), bạch cầu ưa acid (eosinophil)
  • Cytokin có những tương tác phức tạp trong đó các tế bào khác nhau có thể phản ứng khác nhau đối với cùng một cytokin tùy thuộc vào các tín hiệu được tiếp nhận bởi tế bào.

Cytokine được tạo ra bởi nhiều loại tế bào khác nhau
Cytokine được tạo ra bởi nhiều loại tế bào khác nhau

  • Tín hiệu cytokin rất linh hoạt và có thể gây ra cả 2 phản ứng bảo vệ và làm hư hại.
  • Một cytokin thường tác động đến sự tổng hợp các cytokin khác. Chúng có thể tạo ra các cytokin khác,đồng thời có thể tăng cường hay ức chế sản xuất cytokin khác.
  • Định lượng nồng độ các cytokin giúp xác định chức năng và đáp ứng miễn dịch hay đáp ứng điều trị.
  • Cytokin được xét nghiệm từ bệnh phẩm là máu. Ngoài ra các cytokin có thể được nghiên cứu ở các loại bệnh phẩm khác như dịch não tủy, dịch khớp, phân và nước tiểu.

3. Khi nào xét nghiệm cytokin

Xét nghiệm định lượng và định tính cytokine chủ yếu được sử dụng trong các nghiên cứu. Đối với lâm sàng, xét nghiệm cytokine có thể có những lợi ích sau:

  • Đo lường sự tiến triển bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Chỉ định nhằm xác định nguy cơ bệnh tật (như nguy cơ phát triển Kaposi sarcoma ở bệnh nhân AIDS)
  • Đo lường sự tiến triển của các bệnh viêm như bệnh viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì và các bệnh tự miễn dịch khác
  • Lựa chọn phương pháp trị bệnh phù hợp (như có lợi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giúp trong quá trình điều trị bằng cytokine)
  • Xét nghiệm cytokine còn như chất chỉ điểm khối u (tumor marker) chỉ định trong ung thư vú, u hạch bạch huyết và bệnh bạch cầu cấp.
  • Đánh giá chức năng và đáp ứng miễn dịch.
  • Theo dõi bệnh nhân đang điều trị cytokine hoặc kháng cytokine.

Xét nghiệm cytokine giúp phát hiện khối u trong ung thư vú
Xét nghiệm cytokine giúp phát hiện khối u trong ung thư vú

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm cytokin

Bệnh phẩm xét nghiệm cytokin thông thường là huyết thanh được lấy từ máu tĩnh mạch của bệnh nhân sau đó ly tâm loại bỏ 1 số thành phần của máu, các yếu tố đông máu để tạo thành huyết thanh. Ngoài ra, xét nghiệm cytokin còn được thực hiện ở dịch khớp để đánh giá bệnh nhân viêm khớp. Tương tự, nếu nghi ngờ viêm não hay viêm màng não, bác sĩ có thể chọc dịch não tủy để lấy làm mẫu xét nghiệm.

Trước khi thực hiện xét nghiệm cytokin, bệnh nhân không cần kiêng ăn uống trước khi tiến hành xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm cytokine như sau: Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch vào ống có nắp đỏ.

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để nhìn rõ tĩnh mạch lấy máu
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn 70 độ
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch.
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Chèn gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Cuối cùng mẫu xét nghiệm sẽ được đưa tới thêm một phòng xét nghiệm kiểm chuẩn khác.


Bệnh nhân lấy máu tĩnh mạch cánh tay để xét nghiệm
Bệnh nhân lấy máu tĩnh mạch cánh tay để xét nghiệm

5. Đọc kết quả xét nghiệm cytokin

  • Giá trị bình thường: Giá trị này thay đổi theo giá trị quy chiếu của từng phòng xét nghiệm
  • Tăng nồng độ cytokin máu: Các nguyên nhân chính thường gặp là:
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
  • Thiếu hụt miễn dịch
  • Các bệnh lý ác tính
  • Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe